Kỹ thuật xử lý dứt điểm nấm PHYTOPHTHORA gây hại trên cây sầu riêng

Những bệnh trên cây sầu riêng do loại nấm Phytophthora gây ra thường là bệnh thối rễ, bệnh xì mủ và chảy nhựa, bệnh nứt thân… Để khắc phục những bệnh hại đáng sợ này bà con cần nắm rõ những kiến thức và các triệu chứng biểu hiện của bệnh này giai đoạn vừa mới chớm và áp dụng cách phòng ngừa sinh học lẫn hóa học kịp thời. Không cho bệnh bùng phát mạnh tấn công và gây nguy hại trên diện rộng bằng cách xử lý nấm Phytophthora gây bệnh cho cây sầu riêng được chia sẻ bên dưới đây.

Nấm Phytophthora tấn công gây hại cây sầu riêng ở mọi giai đoạn và vị trí chúng tấn công thường là thân, lá, hoa, quả và rễ.

Biểu hiện của cây sầu riêng khi nấm Phytophthora tấn công:

+ Biểu hiện của bệnh khi nấm tấn công ở rễ: Với những nơi trồng đất ẩm thấp và điều kiện thoát nước không được tốt đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh trên cây sầu riêng Phytophthora sinh sôi mạnh và tấn công gây hại. Ban đầu chúng tấn công vào bộ phận rễ non, khiễn rễ non bị thối và sau đó làm chết rễ dần khiến cây sinh trưởng, phát triển chậm, sau đó tiến tục tấn công dần lên thân lá làm cây không phát triển mà chết dần đi. Sau đó nấm tiếp tục lây lan lên phần thân cây phía trên và làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng.

+ Trên thân cành:
Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây, bộ rễ phía dưới bị thối.
Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng.
Tiến hành cạo lớp võ ở gỗ sẽ phát hiện bên trong lớp gỗ này có những đường màu nâu sẫm chạy dọc hết thân cây. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.


Xì mủ thân do P.palmivora gây ra

+ Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, sau 2 ngày lá chuyển thành màu nâu và bào tử nấm lây sang lá kế cận, lá bị nhũng rồi khô dần và sẽ rụng sau vài ngày, khi có mưa kèm theo gió mạnh sẽ là điều kiện tốt cho bệnh lây lan khắp cả vườn.


Đốm lá do nấm Phytophthora palmivora

+ Trên trái:
Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống xung quanh trái, hiếm thấy vết bệnh ở phần cuối trái, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu trên vỏ trái. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm  trái sầu riêng rụng trước khi chín.

 

Đặc điểm phát sinh và phát triển của nấm Phytophthora palmivora
– Nấm Phytophthora palmivora phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 đến 32 độ C, ẩm độ không khí từ 80 đến 95 %, nhất là trong mùa mưa. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 10 độ C hay trên 35 độ C nấm ngừng phát triển.
– Nấm Phytophthora palmivora thường lưu tồn trong đất dưới dạng bào tử vách dầy chúng có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Ngoài ra, sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bả thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi.
– Nguồn bệnh và lây lan
Từ nguồn bệnh ban đầu khi gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì bào tử vách dầy có khả năng sinh sản động bào tử và chúng có thể bơi lội trong nước tự do đến vị trí rễ và lông hút để gây hại nhờ có 2 lông roi. Từ các vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay bị lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan rất nhanh trong vườn và trong cùng khu vực.
Ngoài ra, con người và côn trùng như mối, kiến, nguồn cây giống cũng là những tác nhân góp phần làm lây lan và phát tán nguồn bệnh.

 

Cách phòng ngừa ngấm Phytophthora gây bệnh cho cây sầu riêng

Để ngừa ngấm Phytophthora cho cây sầu riêng khi bị nhiễm ở mức độ nhẹ hãy áp dụng những biện pháp sau

  • Canh tác: Chọn những nơi đất cao khô thoáng có hệ thống thoát nước tốt để trồng.
  • Trồng sầu riêng với mật độ thích hợp, tạo độ thông thoáng cho vườn cây có nắng chiếu vào.
  • Bón phân đầy đủ cho cây lượng phân chuồng trước khi bón cần được ủ hoai mục và nên bổ sung những chế phẩm sinh học có thể kháng nấm để bón kèm. Áp dụng đúng cách bón phân cho cây sầu riêng đúng kỹ thuật  không bón trực tiếp lên rễ sẽ không tốt cho cây
  • Ra thăm vườn thường xuyên mỗi ngày và thu lượm hết mọi tàn dư có trong vườn ra ngoài tiêu hủy để tạo độ thông thoáng, cào rác làm cỏ thường xuyên cho cây.
  • Rắc vôi cho vườn trước khi mùa mưa đến đặc biệt quan tâm đến rãnh thoát nước và liều rắc vôi là 1 tấn/ 1 ha diện tích
  • Tỉa cành gần mặt đất, cành nhỏ, cành vô hiệu, cành sâu bệnh, cành trong tán cây, cành mọc đứng giúp cây thông thoáng. Cành thấp nhất của cây không nhỏ hơn 0,7 mét từ mặt đất
  • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa
  • Không giẫm lên mặt đất của gốc cây, gây tổn thương cho bộ rễ.
  • Thiết kế lối đi lại, chăm sóc cách xa hệ thống rễ.

Kết hợp với một số biện pháp khác nữa như:

  • Sử dụng vôi nước để quét lên gốc và dùng dung dịch trị nấm khuẩn để bôi lên gốc vào thời điểm mùa mưa hoặc cuối mùa mưa. Vị trí bôi là 1m trở xuống để phòng ngừa nấm Phytophthora sp. lây nhiễm từ đất lên cây.
  • Khi cây có dấu hiệu chớm bệnh như thâm đen, chảy mủ, bà con cạo sạch vết bệnh sau đó sử dụng chế phẩm BACTE CISA pha với tỉ lệ 1:2 để quét đặc lên các vết thương, lên các mặt cắt để phòng trừ bệnh và việc bôi thuốc này nên thực hiện vào ngày nắng ráo, vết bệnh khô bà con tiếp tục quét lại.
  • Phun chế phẩm sinh học BACTE CISA vào đầu mùa mưa để diệt nấm gây bệnh phòng bệnh cây an toàn.

Bên trên là tổng hợp toàn bộ các biện pháp xử lý nấm Phytophthora gây bệnh trên cây sầu riêng. Tùy vào từng tình trạng biểu hiện của bệnh mà bà con nông dân hãy áp dụng đúng chính xác biện pháp xử lý kịp thời để cây trồng không bị nhiễm bệnh, phát triển khỏe mạnh cho năng suất thu hoạch cao ổn định.

Nguồn: kienthucnongnghiep.vn

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ, héo cây, héo vàng khô củ

Tên khoa học: Fusarium sp. Tên tiếng Anh: Fusarium wilt Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium sp., bao gồm: Fusarium Oxysporum, Fusarium orthoceras Appel… Quy luật phát sinh gây hại của bệnh héo rũ chết vàng: – Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Ruộng đất cát, chua (pH 4-5), thiếu đạm và lân thường...

26 Th7

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Hồ Tiêu

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HỒ TIÊU Đặc điểm chung cây hồ tiêu: Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, rễ móc nên cần có trụ để cây bám rễ phụ. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút nước và...