A. Tác nhân gây bệnh:
– Do tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với một số loài nấm (Fusariumsp., Pythium sp.) gây ra.
B. Cách nhận biết:
– Cây tiêu bị bệnh sinh trưởng, phát triển chậm.
– Lúc mới nhiễm bệnh lá trên cây chuyển vàng lá vàng từ gốc lên dần ngọn (gân lá úa vàng) , cháy ở chóp lá và chết ) và rụng ( thường lá vàng phân bố đều cả cây ), cây biểu hiện nặng lá và cả đốt rụng dần.
– Rễ có những cục u nốt sần mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
– Làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây, làm cây suy yếu từ từ và cuối cùng dẫn đến chết toàn bộ cây trong một vài năm.
– Vùng trủng nước nhiều tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vùng cao (Thường bị theo từng vạt nhiều hoặc ít). bị theo dòng nước, phía dưới dòng nước chảy bệnh nhiều, phía dưới dốc bệnh nhiều hơn trên dốc do tuyến trùng di chuyển theo dòng nước
C. Sự lây lan của bệnh:
– Bệnh lây lan chủ yếu qua vật liệu trồng nhiễm bệnh. Nước trong đất, sự tiếp xúc của rễ, qua dụng cụ lao động có mang mầm bệnh.
D. Thời điểm gây hại:
– Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng gây hại chủ yếu khi ẩm độ cao. Tuy nhiên, cây bị bệnh biểu hiện tán lá vàng từ tháng 10 trở đi cùng thời điểm với ẩm độ đất giảm. Khi mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, tháng 6, một vài cây bị bệnh phục hồi và tán lá xanh trở lại. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh sẽ lại xuất hiện trong vụ sau, khi hết mùa mưa. Cây hồ tiêu bệnh sẽ dần dần suy yếu và mất năng suất.
E. Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp phòng trừ tổng hợp tuyến trùng bao gồm: Biện pháp canh tác, giống kháng và tác nhân phòng trừ sinh học và hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
+ Vệ sinh vườn hồ tiêu:
– Cây bị bệnh nặng, phục hồi chậm, nên được đem ra khỏi vườn và tiêu hủy. Xử lý hố trồng với Phorate 10 G 15g/hố hoặc Carbofuran 3G 50g/hố; trước khi trồng. Đây là biện pháp làm giảm mật số và sự lây lan của nguồn bệnh.
+ Biện pháp canh tác:
Để phòng trừ sự gây hại của tuyến trùng trong vườn ươm, chọn chồi tiêu làm cây giống phải từ vườn hồ tiêu không có tuyến trùng. Đất làm vườn ươm nên được xử lý thông qua kỹ thuật phơi đất, điều này sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm mật số và giúp sản xuất cây giống sạch bệnh. Vườn hồ tiêu phải thường xuyên đủ bóng mát. Cây trụ sống nào mẫn cảm với tuyến trùng không được dùng cho canh tác hồ tiêu. Bổ sung hữu cơ cho cây qua các dạng phân bón hữu cơ, phế phụ phẩm cây trồng, phân xanh, bánh dầu từ hạt, dịch chiết cây trồng… để cải thiện cấu trúc đất và giúp vi sinh vật có ích phát triển, nhằm hạn chế sự gây hại của tuyến trùng.
+ Biện pháp hóa học:
Dùng Tervido tưới
+ Biên pháp sinh học:
Trồng cây xen cúc vạn thọ hạn chế tuyến trùng phát triển.
Dùng chế phẩm sinh học Bacte Cisa Pha 500ml Bacte Cisa với 800 lít nước, tưới đẵm quanh vùng rễ tơ và phun ướt lá. Lặp lại sau 15 ngày nếu cây bệnh nặng.