Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi

Tên khoa học: Ditylenchus dipsaci

Tuyến trùng hại thân có phổ ký chủ rất rộng và có ý nghĩa kinh tế lớn. Số loài trong nhóm này gồm 50 loài khác nhau ký sinh phần mô mềm đó là thân (củ) của cây trồng, đặc biệt D. dipsaci gây hại hành tỏi trong những vùng có độ ẩm cao. Có mặt trên các loại cây trồng như: khoai tây, củ cải, hành tỏi, đậu, dâu tây… chúng gây hại chủ yếu trên hành, tỏi và các cây cảnh trồng bằng củ, còn trên các cây ký chủ phụ tuyến trùng sinh sản yếu và không gây hại, chúng có thể là nơi trú ngụ của tuyến trùng. Trong điều kiện thuận lợi tuyến trùng hại thân phá huỷ mô cây non, ngăn cản thân phát triển bình thường và có khả năng sinh sản, di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

1.Triệu chứng
Cây bị hại thì tế bào phát triển phình to, tế bào bị phân chia và bị phân huỷ, vỏ tế bào bị nứt và tạo nhiều khoảng trống. Cây do tuyến trùng gây hại thường để lại triệu chứng cong queo, thấp lùn, lá bị biến dạng méo mó, củ bị thối rữa. Cây bị phân nhánh bởi những thay đổi các chất kích thích sinh trưởng. Tuyến trùng dùng các men: pectinaza, protopectinaza, invectaza… đặc biệt là phân giải pectin, làm cấu trúc mô bị phá vỡ cây chết lụi, củ tóp khô. Đối với loài tuyến trùng D. dipsaci (hoặc D. allii Beijer) chỉ ở tuổi trưởng thành mới phân giải pectin còn ở tuổi khác chúng không phân giải được, quá trình này cũng phù hợp với phương thức ký sinh của chúng là tác động làm thay đổi mạnh mẽ trong mô tế bào và cấu trúc do hoạt động phân giải pectin của men pectinaza.

2.Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do tuyến trùng Ditylenchus dipsaci (Kuhn, 1857) Filipjev, 1936.

Tuyến trùng hại thân hành tỏi con trưởng thành có dạng hình sợi mảnh, chiều dài 0-1,6 mm và rộng 40 – 60 µm, kim chích hút dài 11 – 13 µm (ngắn so với các loài khác), đuôi nhọn, trứng thon dài 70 – 100 µm; rộng 30 – 40 µm.

3.Đặc điểm phát sinh phát triển
Tuyến trùng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư cây trồng có thể tới 7 năm, ở trong đất 7 năm, trên củ (tỏi, hành) có thể tồn tại tới 32 tháng, trong điều kiện khô hạn tồn tại tới 23 năm. Chúng xâm nhập vào tế bào thực vật qua mắt thân, củ, sinh sản và di chuyển trong cây.

Sau khi thu hoạch tỏi chúng tồn tại ở cây bệnh, trong đất, còn một phần nằm trong củ, thân và lá. Nếu trong 0,5 kg đất có 10 tuyến trùng thân thì đất đó nhiễm nặng tuyến trùng và cây trồng sẽ bị nhiễm nặng do vậy không nên trồng hành, tỏi.

Nhiệt độ thích hợp: 12 – 18°c. Ở điều kiện nhiệt độ cao (20 – 25°C) thì tuyến trùng hoạt động ít hơn là ở nhiệt độ thấp (4 – 7°C). Tuyến trùng đẻ trứng trong phạm vi nhiệt độ 2 – 27°C, nhưng thích hợp ở nhiệt độ 13 – 19°C, tuyến trùng cái có thể đẻ 200 – 400 trứng hoặc 500 trứng trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.

Giai đoạn trứng phát triển ở nhiệt độ 24°C là 3 – 7 ngày, ở nhiệt độ 20°C là 11 – 18 ngày, nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 19 – 21°C. Tuyến trùng hoàn thành chu kỳ phát triển trong 19 – 20 ngày ở nhiệt độ 20 – 22°C.

Nhiệt độ quyết định khả năng sống của tuyến trùng: ở nhiệt độ 21°C sau 7 năm thì 100% tuyến trùng D. dipsaci hại tới đều bị chết, ở 2 – 4C thì 78% tuyến trùng còn sống.

4.Biện pháp phòng trừ
Dùng giống sạch bệnh: Có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng cách ngâm nước 2 – 3 ngày và cứ 24 giờ lại thay nước 1 lần hoặc xử lý dung dịch nước vôi lưu huỳnh 25° Bômê trong 6 – 12 giờ. Có thể xử lý tỏi bằng nước nóng 50°C trong 10 phút, có hiệu quả như xử lý ngâm trong nước.

Luân canh với cây trồng khác: Trên diện tích nhiễm tuyến trùng D. dipsaci cần luân canh (3 – 4 năm) với cây trồng không phải là ký chủ của loài này.

Biện pháp hóa học: Đất nhiễm tuyến trùng xử lý bằng Dazomet 88 kg/ha; Vydate (EK – 25%) 0,5 – 0,7%; Nemacur tưới 5 lít/1000m2 có hiệu quả tốt. Tuy nhiên nhiều loại thuốc hoá học đều có độc tính cao nên hạn chế sử dụng.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện. 
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

Nguồn: Admin NN

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây

Tên khoa học: Ditylenchus destructor Thorne Tuyến trùng củ khoai tây phân bố rất rộng trên thế giới và hiện nay là đối tượng kiểm dịch ở nước ta. 1. Triệu chứng Sau khi cây nảy mầm nếu nguồn bệnh có nhiều trong củ thì lá bị hại nặng và biến vàng nhanh. Củ khoai...

26 Th7

Biện pháp quản lý bệnh vàng lá – thối rễ trên cây cà phê

Biện pháp quản lý bệnh vàng lá – thối rễ trên cây cà phê Vàng lá thối rễ (VL-TR) cà phê hay còn gọi bệnh tuyến trùng là bệnh khá nguy hiểm gây hại cà phê chết hàng loạt. Mỗi năm ở Tây Nguyên có hàng trăm hecta cà phê bị bệnh VL-TR, gây thiệt...