Biện pháp quản lý bệnh vàng lá – thối rễ trên cây cà phê

Biện pháp quản lý bệnh vàng lá – thối rễ trên cây cà phê

Vàng lá thối rễ (VL-TR) cà phê hay còn gọi bệnh tuyến trùng là bệnh khá nguy hiểm gây hại cà phê chết hàng loạt. Mỗi năm ở Tây Nguyên có hàng trăm hecta cà phê bị bệnh VL-TR, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Do vậy bà con cần hiểu rõ triệu chứng, tác nhân và nguyên nhân gây bệnh để phòng trị sớm.

1/ Triệu chứng:

Bệnh xuất hiện trên một vài cây hay một vùng cây sinh trưởng kém.

  • Biểu hiện trên cành lá: cây sinh trưởng chậm, lá vàng dần, cành khô, cây còi cọc. Cây có triệu chứng vàng lá rất rõ vào đầu mùa khô, sau khi dứt mưa và chưa tưới nước. Bệnh nặng cây héo khô; lá rụng và có thể chết.
  • Biểu hiện trên rễ: Rễ tơ bị thối đen, cây bị nặng rễ cọc cũng thối và đứt ngang. Do bộ rễ bị phá hủy cây dễ bị nghiêng ngả khi có gió to. Rễ bị mục cây không hấp thu được dinh dưỡng dần dần cây bị chết .

2/ Tác nhân:

  • Bệnh do tuyến trùng Pratylenchus coffeae và tuyến trùng Meloidogyne sp. kết hợp với nấm ký sinh Fusarium solani và Rhizoctonia solani gây hại; một số trường hợp còn có sự phối hợp với rệp sáp hại rễ. Các vết thương hay nốt sưng trên rễ cà phê do tuyến trùng và rệp sáp gây ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công làm hoại tử rễ.

Pratylenchus coffeae

Meloidogyne sp.

Tuyến trùng kết hợp với rệp sáp

3/ Nguyên nhân gây bệnh:

  • Mùa mưa ẩm độ thích hợp rễ cây cà phê phát triển sẽ là nguồn thức ăn cho tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh.
  • Bệnh thường xuất hiện ở những vườn không được thường xuyên bổ sung phân hữu cơ. Bón phân không cân đối làm giảm sức đề kháng của cây.
  • Việc xới xáo có thể gây vết thương cho bộ rễ; tưới tràn làm tuyến trùng và nấm bệnh di chuyển theo nước cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan và phát triển nhanh.
  • Việc rà rễ khi khai hoang phục hóa không kỹ làm tăng nguy cơ tồn dư tuyến trùng, nấm bệnh.

4/ Biện pháp quản lý:

4.1/ Biện pháp canh tác

  • Vườn thoát nước tốt, tránh ngập nước. Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
  • Hạn chế xới xáo, làm bồn trên vườn cây bị bệnh.
  • Không tưới tràn từ cây bệnh và vườn bệnh sang cây khác, vườn khác
  • Trồng cây che bóng, chắn gió hợp lý.
  • Rà rễ kỹ khi khai hoang, phục hóa và nên luân canh cây trồng khác 2- 3 năm.

4.2/ Biện pháp sinh học

CÀ PHÊ

SẦU RIÊNG

CAM

QUÝT

BƯỞI

CÂY ĂN TRÁI

RAU MÀU

DƯA HẤU

ĐẬU

CÁC LOẠI HOA

DỊCH HẠI CÁCH PHA PHUN
Tuyến trùng, trứng tuyến trùng gây sưng rễ, vàng lá Pha 500 ml BACTE CISA với 800 lít nước, tưới  gốc quanh vùng rễ tơ theo tán lá , hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phần rễ.
Cây bị nứt thân, xì mủ, vàng lá, thối trái, lở cổ rể do nấm Phytophthora. Cạo sạch phần vỏ bị xì mủ, pha tỉ lệ 1 BACTE CISA: 2 nước, quét lên phần vỏ bị bệnh, lăp lại sau 5-7 ngày.

Pha 500 ml BACTE CISA với 800 lít nước, tưới phần cổ rễ từ gốc rộng ra 0,3 – 1m, nếu cỗ rễ nằm sâu  , hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phần rễ.

Bệnh cháy lá non do nấm Rhizoctonia solani Pha 500ml BACTE CISA với 800 lít nước phun ướt phần lá non bị bệnh.

Lặp lại sau 5-7 ngày nếu cây bệnh nặng.

Bệnh thán thư, nấm mốc trái Pha 500ml BACTE CISA với 800 lít nước phun ướt phần lá và trái.
Phòng bệnh tuyến trùng, xỉ mủ, nứt thân, thối rễ, thối trái, vàng lá, cháy lá Pha 500ml BACTE CISA với 800 lít nước, phun định kì 2 tháng 1 lần từ lúc quả to bằng trứng gà để phòng bệnh.

 

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi

Tên khoa học: Ditylenchus dipsaci Tuyến trùng hại thân có phổ ký chủ rất rộng và có ý nghĩa kinh tế lớn. Số loài trong nhóm này gồm 50 loài khác nhau ký sinh phần mô mềm đó là thân (củ) của cây trồng, đặc biệt D. dipsaci gây hại hành tỏi trong những vùng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây

Tên khoa học: Ditylenchus destructor Thorne Tuyến trùng củ khoai tây phân bố rất rộng trên thế giới và hiện nay là đối tượng kiểm dịch ở nước ta. 1. Triệu chứng Sau khi cây nảy mầm nếu nguồn bệnh có nhiều trong củ thì lá bị hại nặng và biến vàng nhanh. Củ khoai...