Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (15.01.2018)

Ở các tỉnh thành phía Nam, bệnh đạo ôn lá có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng do điều kiện thời tiết hiện nay thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển, bên cạnh đó lúa Đông Xuân đang bước vào giai đoạn phát triển sung yếu.
 
Ảnh minh hoạ

1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng
 
1.1. Cây lúa
 
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 13.878 ha (tăng 2.693 ha so với kỳ trước, tăng 746 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 78 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
 
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 358,4 ha (giảm 110,8 ha so với kỳ trước, tăng 340,4 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 176,4 ha. Tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Hậu Giang.
 
– Bệnh đạo ôn:
 
+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 14.284 ha (tăng 4.563 ha so với kỳ trước, giảm 6.921 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 02 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 5.901 ha (tăng 2.623 ha so với kỳ trước, tăng 2.263 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.502 ha (tăng 5.006 ha so với kỳ trước, giảm 1.514 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
 
– Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 1.296 ha (tăng 1.296 ha so với kỳ trước, tăng 1.296 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 62 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang.
 
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 11.587 ha (giảm 2.015 ha so với kỳ trước, tăng 6.681 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 50 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Bình Thuận…
 
– Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.225 ha (giảm 454 ha so với kỳ trước, tăng 2.469 ha với cùng kỳ năm trước). Phân bố tại tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, HCM, Đồng Nai…
 
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.724 ha (giảm 2.505 ha so với kỳ trước, tăng 2.308 ha với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 10 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Thuận, …
 
– Chuột: Diện tích hại 2.614 ha (giảm 1.178 ha so với kỳ trước, giảm 4.179 ha so với cùng kỳ năm trước). Phân bố tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, …
 
– Ốc bươu vàng: Diện tích hại 6.232 ha (tăng 888 ha so với kỳ trước, giảm 3.689 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 57 ha, phòng trừ 1.206 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang…
 
– Ngoài ra, sâu đục thân (299 ha), bọ trĩ (2.193 ha).
 
1.2. Cây ngô:
 
– Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 105 ha (tăng 17 ha so với kỳ trước, tăng 105 ha so với cùng kỳ năm trước). Phân bố tại các tỉnh Thái Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên.
 
– Các đối tượng khác: bệnh khô vằn (178 ha), bệnh gỉ sắt (174 ha), sâu đục thân (123 ha).
 
1.3. Các loại rau màu:
 
– Bệnh xoăn lá cà chua: Diện tích nhiễm 646 ha (giảm 76 ha so với kỳ trước), nhiễm nặng 213 ha, phòng trừ 1.180 ha. Phân bố tập trung tại Lâm Đồng.
 
– Các đối tượng khác: Bệnh mốc sương (676 ha), sâu xanh (340 ha), sâu tơ (755 ha, nặng 12 ha), thối nhũn (130 ha).
 
1.4. Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhiễm 5.414 ha (giảm 380 ha so kỳ trước, giảm 3.452 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.690 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
1.5. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu nhiễm 3.472 ha (tăng 90 ha so kỳ trước, tăng 402 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 14 ha, phòng trừ 1.559 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai…
 
1.6. Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening nhiễm 2.654 ha (tăng 27 ha so với kỳ trước, giảm 338 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 122 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang…
 
1.7. Cây dừa: Bọ cánh cứng hại diện tích 10.437 ha (tăng 346 ha so với kỳ trước, tăng 9.193 ha so với cùng kỳ năm trước) nặng 1.791 ha, chủ yếu tại các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Bình Thuận…
 
1.8. Cây hồ tiêu
 
– Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 6.211 ha (tăng 122 ha so với kỳ trước, tăng 116 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 2.030 ha. Tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang …
 
– Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 6.262 ha (tăng 354 ha so với kỳ trước, tăng 1.363 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.744 ha, mất trắng 01 ha, phòng trừ 1.353 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang…
 
– Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 2.508 ha (tăng 330 ha so với kỳ trước, tăng 875 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 468 ha, mất trắng 2,6 ha, phòng trừ 871 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang…
 
1.9. Cây cà phê
 
– Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 15.034 ha (giảm 379 ha so với kỳ trước, tăng 7.444 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 19 ha, phòng trừ 10.130 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị…
 
– Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 9.532 ha (giảm 968 ha so với kỳ trước, tăng 1.358 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 175 ha, phòng trừ 10.543 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị…
 
1.10. Cây điều
 
– Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 20.114 ha (tăng 344 ha so với kỳ trước, tăng 16.359 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 91 ha, phòng trừ 6.618 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai…
 
– Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 16.334 ha (tăng 367 ha so với kỳ trước, tăng 9.813 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 51 ha, phòng trừ 4.938 ha. Tập trung tại Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông…
 
1.11. Cây sắn (mì): Bệnh khảm lá tổng diện tích nhiễm cộng dồn là 7.140 ha (tăng 226 ha so với kỳ trước, tăng 7.140 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 150 ha, mất trắng 701,8 ha. Phân bố tại Tây Ninh.
 
2. Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (15.01.2018)
 
1. Các tỉnh phía Bắc
 
– Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng, tuyến trùng rễ tiếp tục hại.
 
– Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, chuột tiếp tục hại; bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen hại nhẹ.
 
– Rau màu: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, rệp muội, bệnh sương mai… tiếp tục hại trên rau họ thập tự; Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh héo vàng tiếp tục hại trên cà chua, khoai tây.
 
– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An; Bọ hung đen gây hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát pha và đất thịt nhẹ tại Thanh Hóa; Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại nhẹ.
 
– Cây ăn quả (cam, chanh, bưởi): Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo, ruồi đục quả, nhện tiếp tục gây hại tăng ở các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.
 
– Cây nhãn: Rệp, sâu đo, nhện lông nhung gây hại nhẹ.
 
– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh tiếp tục gây hại có xu hướng tăng; Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.
 
– Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng, bệnh khô cành, rệp các loại tiếp tục gây hại, mức độ tăng chậm; hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém, phòng trừ sâu bệnh không tốt.
 
– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn tiếp tục gây hại cục bộ.
 
– Cây dứa: Bệnh thối nõn tiếp tục phát sinh gây hại trên các vườn cây nhiễm bệnh, những vườn thoát nước kém.
 
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
 
a) Cây lúa
 
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại bông bạc hại nhẹ trên lúa Đông Xuân ở giai đoạn đòng trỗ đến chín.
 
– Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục lá phát sinh gây hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.
 
– Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ ở Khánh Hòa, Bình Thuận.
 
– Chuột: Hại nặng cục bộ trên các diện tích lúa gieo và lúa cấy vụ Đông Xuân ở giai đoạn đẻ nhánh.
 
– Ốc bưu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
 
b) Cây trồng khác
 
– Cây rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau thập tự; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương, bọ trĩ gây hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư hại rau họ cà; sâu khoang, bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, sâu đục quả hại nhẹ trên cây lạc và đậu đỗ giai đoạn cây con.
 
– Cây ngô: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại ngô giai đoạn trỗ cờ – thu hoạch; sâu khoang, sâu xanh, sâu xám hại ngô Đông Xuân giai đoạn cây con.
 
– Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm mắt cua tiếp tục gây hại.
 
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại.
 
– Cây điều: Bọ xít muỗi hại và bệnh thán thư gây hại với xu hướng giảm nhẹ.
 
– Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh rượu lá, bệnh đốm vòng phát sinh hại phổ biến trên mía giai đoạn chín sinh lý-thu hoạch; Sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, bệnh sọc đỏ, bệnh trắng lá do Phytoplasma gây hại cục bộ mía ở Gia Lai.
 
– Cây sắn: Bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá, bọ phấn gây hại nhẹ.
 
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh đốm lá, bệnh thối nõn tiếp tục phát sinh gây hại.
 
– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh nấm hồng, bệnh thán thư gây hại nhẹ.
 
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu hại tăng; bệnh thán thư, bệnh thối rễ tóp cành tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ.
 
3. Các tỉnh phía Nam
 
a) Cây lúa
 
– Rầy nâu: phổ biến tuổi 2-3; kiểm tra kỹ ruộng lúa, khuyến cáo nông dân khi phát hiện rầy cám nở rộ thì tiến hành xử lý bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên, tăng hiệu quả phòng trừ. Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc.
 
– Bệnh đạo ôn lá: có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng do điều kiện thời tiết hiện nay thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển, bên cạnh đó lúa Đông Xuân đang bước vào giai đoạn phát triển sung yếu.
 
– Sâu năn (muỗi hành): xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương trên lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng, đây là trà lúa rất thích hợp cho muỗi hành xuất hiện và gây hại.
 
Vì vậy ở những vùng thường xuất hiện muỗi hành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang cần cần theo dõi chặt
 
chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả.
 
Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như ốc bưu vàng gây hại ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, chuột gây hại ở giai đoạn đòng trỗ đến chín.
 
b) Cây trồng khác
 
– Cây nhãn: bệnh chổi rồng nhãn giảm diện tích nhiễm
 
– Cây thanh long: bệnh đốm nâu tăng nhẹ diện tích nhiễm
 
 Thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển.
 
– Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.
 
– Cây điều: diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư gia tăng.
 
– Cây dừa: diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tăng.
 
– Cây cà phê: Bệnh khô cành tăng và rệp sáp giảm nhẹ diện tích nhiễm.
 
Theo Cục bảo vệ thực vật

Tin nổi bật

Tin liên quan

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (13.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ, Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… hại cục bộ.   1. Trên lúa   Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp tục phát...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (05.03.2019)

Tại các tỉnh Bắc Bộ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… gây hại cục bộ.   1. Trên lúa   – Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (26.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ: trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… hại cục bộ.   1. Trên lúa   a) Các tỉnh Bắc Trung bộ: bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại...