Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (16.10.2017)

Ở các tỉnh thành phía Nam, rầy nâu phổ biến tuổi 1-3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình. Bệnh đạo ôn phát sinh phát triển thuận lợi trên lúa thu đông – mùa và đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. 
 
Ảnh minh hoạ

1. Cây lúa:
 
1.1 Các tỉnh phía Bắc: 
 
– Rầy hại trên các giống lúa nhiễm, khả năng gây cháy ổ nhỏ nếu không phòng trừ kịp thời. Sâu đục thân 2 chấm gây bông bạc, hại trên trà lúa trỗ muộn. 
 
– Bệnh khô vằn, bạc lá, vàng lụi… hại tăng. Chuột, bọ xít dài, bệnh lem lép, nhện gié… tiếp tục hại.
 
1.2 Các tỉnh Bắc Trung Bộ: 
 
Rầy, sâu cuốn lá, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép,… tiếp tục gây hại trên lúa mùa muộn chủ yếu tại Nghệ An, Thanh Hóa, nặng cục bộ.
 
1.3 Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: 
 
– Rầy, bệnh lem lép hạt, khô vằn,… gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng – trỗ – chắc xanh. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông… hại chủ yếu trên lúa rẫy và hại rải rác trên lúa mùa, lúa vụ 10 và lúa gieo thẳng ở một số tỉnh đồng bằng. 
 
– Sâu cuốn lá nhỏ hại trên lúa vụ 10, lúa gieo thẳng, lúa rẫy và lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. 
 
– Chuột hại cục bộ các trà lúa. 
 
– Ốc bươu vàng lây lan rộng theo mưa lũ.
 
1.4 Các tỉnh phía Nam: 
 
– Rầy nâu phổ biến tuổi 1-3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình. Bệnh đạo ôn phát sinh phát triển thuận lợi trên lúa thu đông – mùa và đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. 
 
– Lưu ý phòng ngừa tốt ốc bươu vàng đối với lúa mới gieo sạ; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá vi khuẩn, chuột.
 
2. Cây trồng khác:
 
– Trên ngô và cây rau màu: các đối tượng sinh vật gây hại chính phát sinh gây hại nhẹ.
 
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm,… gây hại tăng.
 
– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, rệp vảy xanh, bệnh đốm mắt cua, bệnh khô quả… hại tăng.
 
– Cây có múi: Diện tích nhiễm bệnh Greening, sâu đục quả, sâu vẽ bùa… tiếp tục phát sinh gây hại.
 
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư tăng nhẹ.
 
– Bệnh chổi rồng hại nhãn giảm nhẹ diện tích nhiễm
 
– Bọ cánh cứng hại dừa xu hướng hại tăng.
 
– Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục phát sinh gây hại tăng và bệnh thán thư hại giảm.
 
– Cây mía: Bệnh chồi cỏ, bệnh trắng lá… gây hại cục bộ mía ở vùng ổ dịch, diện tích nhiễm có xu hướng tăng.
 
– Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn giảm.
 
* Châu chấu tre: Châu chấu tre tiếp tục ghép đôi, đẻ trứng và chết sinh lý
 
Theo Cục bảo vệ thực vật

Tin nổi bật

Tin liên quan

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (13.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ, Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… hại cục bộ.   1. Trên lúa   Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp tục phát...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (05.03.2019)

Tại các tỉnh Bắc Bộ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… gây hại cục bộ.   1. Trên lúa   – Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (26.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ: trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… hại cục bộ.   1. Trên lúa   a) Các tỉnh Bắc Trung bộ: bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại...