Tại các tỉnh thành phía Nam, do mưa thường xuất hiện vào chiều tối thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên lúa thu đông – mùa và đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Trên ruộng lúa đã xuất hiện bệnh đạo ôn trên lá cần tích cực phòng trị.
1. Trên lúa
1.1. Các tỉnh phía Bắc:
– Bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa mùa muộn, diện tích nhiễm có xu hướng giảm (do thu hoạch).
– Rầy, sâu cuốn lá, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt… gây hại nhẹ trên lúa mùa muộn, lúa đặc sản dài ngày.
1.2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên:
– Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn… hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ – chín.
– Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân… hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ. Sâu keo, bọ trĩ… hại chủ yếu lúa lỡ vụ giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
– Chuột gây hại cục bộ trên lúa mùa, lúa gieo, lúa lỡ vụ.
– Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
– Bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân 2 chấm, sâu cắn gié, bọ trĩ… rải rác hại cục bộ.
1.3. Các tỉnh phía Nam:
– Rầy nâu phổ biến tuổi 1 – 3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình.
– Do mưa thường xuất hiện vào chiều tối thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên lúa thu đông – mùa và đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Trên ruộng lúa đã xuất hiện bệnh đạo ôn trên lá cần tích cực phòng trị.
– Lưu ý phòng trừ tốt ốc bươu vàng đối với lúa mới gieo sạ; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá vi khuẩn, chuột giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín.
2. Trên cây trồng khác
– Trên ngô và cây rau màu: Sâu xám, sâu cắn lá, bệnh lùn sọc đen, đốm lá… phát sinh gây hại nhẹ trên ngô; Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai… tiếp tục hại.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm… gây hại tăng.
– Cây cà phê: Bệnh khô cành, gỉ sắt, rệp vảy xanh, đốm mắt cua, khô quả… hại tăng.
– Cây có múi: Diện tích nhiễm bệnh Greening, sâu đục quả, vẽ bùa… tiếp tục phát sinh gây hại.
Cục Bảo vệ thực vật