Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (24.07.2017)

Ở các tỉnh thành phía Nam, rầy nâu phổ biến tuổi 1 – 3, gây hại nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, có thể nhiễm nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ.
 

1. Trên lúa
 
1.1 Các tỉnh phía Bắc
 
– Rầy tiếp tục hại diện hẹp lúa mùa cực sớm – sớm, tập trung trên các giống nhiễm.
 
– Sâu non tiếp tục gây hại diện hẹp trên lúa mùa cực sớm, sớm – chính vụ…
 
– Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn… tiếp tục hại tăng.
 
1.2 Các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
– Sâu non lứa 5 gây hại trên lúa hè thu giai đoạn làm đòng, trên lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái. Gây trắng lá tại Nghệ An, Hà Tĩnh trên những diện tích chưa được phòng trừ.
 
– Rầy nâu, rầy lưng trắng tăng trên lúa hè thu giai đoạn làm đòng và trên lúa mùa giai đoạn đứng cái. Hại nặng tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế giai đoạn làm đòng.
 
– Bệnh lùn sọc đen, bệnh khô vằn, bạc lá, chuột gây hại tăng.
 
1.3 Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
 
– Bọ trĩ, sâu keo, cuốn lá nhỏ… gây hại trên lúa hè thu muộn giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
 
– Rầy, sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn… gây hại tăng; bệnh lem lép hạt, đạo ôn cổ bông… hại cục bộ.
 
– Bệnh đạo ôn lá hại cục bộ trên lúa hè thu và lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.
 
– Chuột gia tăng gây hại lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – đòng.
 
– Ốc bươu vàng: Gây hại cục bộ lúa sạ muộn tại các vùng trũng thấp.
 
1.4 Các tỉnh phía Nam
 
– Rầy nâu: phổ biến tuổi 1 – 3, gây hại nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, có thể nhiễm nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ.
 
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Xuất hiện chủ yếu trên các trà lúa lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.
 
– Bệnh đạo ôn: Lúa hè thu đang giai đoạn thu hoạch rộ nên diện tích nhiễm bệnh sẽ giảm.
 
– Bệnh cháy bìa lá: Phát sinh trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ.  
 
2. Trên cây trồng khác
 
– Trên rau: Sâu, bọ, rệp gây hại trên rau ăn lá; bệnh đốm lá, phấn trắng trên rau họ bầu bí; sâu đục quả, nhện đỏ, bệnh thán thư trên cây họ cà. Bệnh khảm vàng lá trên đậu đỗ ở Gia Lai.
 
– Trên cây ngô: Sâu, bệnh khô vằn, đốm lá… gây hại nhẹ.
 
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, chết nhanh, chết chậm… hại xu hướng giảm.
 
– Cây cà phê: Rệp sáp, bệnh khô cành, gỉ sắt… gây hại tăng chậm.
 
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gia tăng diện tích nhiễm.
 
– Cây điều: Bọ xít muỗi và bệnh thán thư tăng diện tích gây hại.
 
– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng… tiếp tục gây hại.
 
Theo Cục bảo vệ thực vật

Tin nổi bật

Tin liên quan

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (13.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ, Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… hại cục bộ.   1. Trên lúa   Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp tục phát...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (05.03.2019)

Tại các tỉnh Bắc Bộ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… gây hại cục bộ.   1. Trên lúa   – Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (26.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ: trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… hại cục bộ.   1. Trên lúa   a) Các tỉnh Bắc Trung bộ: bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại...