Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (25.01.2016)

Ở các tỉnh phía Bắc, ốc bươu vàng gây hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ. 
 
Ảnh minh họa

1. Trên lúa 
 
a) Các tỉnh phía Bắc: 
 
Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại mạ và lúa trà sớm trên các giống nhiễm Xi23, IR1820, X21, BC15… 
 
Chuột phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo, hại nặng trên những chân ruộng gần gần mương máng, gò bãi. 
 
Ốc bươu vàng gây hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ. 
 
Các đối tượng như: Rầy các loại, bọ trĩ, dòi đục nõn, tuyến trùng, bệnh thối mạ… tiếp tục phát sinh gây hại trên mạ, lúa gieo thẳng ở mức độ nhẹ. 
 
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: 
 
– Bệnh đạo ôn lá, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ… rải rác hại nhẹ trên lúa đông xuân cực sớm giai đoạn cuối đẻ – đứng cái – đòng. 
 
– Sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn… phát sinh hại lúa đông xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh. 
 
– Chuột gia tăng hại lúa đông xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, hại nặng ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương… 
 
– Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước. 
 
c) Các tỉnh phía Nam: 
 
– Dự báo trong tuần tới bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh phát triển, cục bộ có một số diện tích bị nhiễm bệnh đạo ôn lá với tỷ lệ cao (>20%) trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, gieo trồng giống nhiễm… Cần tích cực phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị; ngưng bón đạm; tăng cường bón các loại phân có chứa K, Ca, Si và luôn giữ đủ nước trong ruộng. 
 
– Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến ở tuổi 3-5, rải rác có trưởng thành gây hại nhẹ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúa giai đoạn đòng trỗ, cục bộ có nơi gây hại nặng. 
 
Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ đang có chiều hướng gia tăng diện tích trên các trà lúa đẻ nhánh – đòng; chuột giai đoạn vào chắc đến chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp. 
 
2. Trên cây trồng khác 
 
– Cây vụ đông: Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy… gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. 
 
– Cây sắn: Bệnh chổi rồng sắn tiếp tục gây hại. 
 
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại. 
 
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng. 
 
– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
 
Theo Cục Bảo vệ thực vật

Tin nổi bật

Tin liên quan

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (13.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ, Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… hại cục bộ.   1. Trên lúa   Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp tục phát...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (05.03.2019)

Tại các tỉnh Bắc Bộ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… gây hại cục bộ.   1. Trên lúa   – Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (26.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ: trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… hại cục bộ.   1. Trên lúa   a) Các tỉnh Bắc Trung bộ: bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại...