Kỹ Thuật Trồng Cây Sầu Riêng

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG

I. MỘT SỐ YÊU CẦU SINH THÁI

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt,độ pH từ 4,5 – 6,5.

Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ từ 50 – 60%.

II. NHỮNG GIỐNG SẦU RIÊNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Các giống sầu riêng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và trồng phổ biến hiện nay như:

  1. Giống sầu riêng Monthong:

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn khá dài, mặt trên bóng láng, phẳng và có màu xanh hơi sậm, khả năng sinh trưởng mạnh.

Trồng cây ghép sẽ cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến thu hoạch từ 3,5 – 4 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định (140kg/cây/năm đối với cây khoảng 9 năm tuổi).

Trái khá to (2,5 – 4,5kg/trái), thường có dạng hình trụ, vỏ trái màu vàng nâu khi chín, cơm trái màu vàng nhạt, xơ to trung bình, ráo, vị ngọt béo, thơm trung bình, hạt lép nhiều, tỉ lệ cơm cao (31,3%).

  1. Giống sầu riêng Ri 6:

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, phân cành ngang đẹp, dạng tán hình tháp, lá hình xoan và có màu xanh đậm mặt trên.

Cây cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được trồng bằng cây ghép và chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu hoạch từ 3 – 3,5 tháng.

Trái có trọng lượng trung bình 2 – 2,5kg/trái, có hình elip, vỏ trái có màu vàng khi chín, cơm trái có màu vàng đậm, không xơ, ráo, vị béo ngọt, thơm nhiều, hạt lép nhiều và tỉ lệ cơm cao (33%).

  1. Giống sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép (sầu riêng Chín Hóa):

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt trên bóng láng và có màu xanh đậm.

Cây cho trái khá sớm sau 4 năm trồng, nếu được trồng từ cây ghép và chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu hoạch từ 3,5 – 4 tháng.

Trái khá to (2,6 – 3,1kg/trái), dạng hình cầu cân đối, vỏ trái màu vàng đồng đều khi chín, cơm trái màu vàng, không xơ, vị béo ngọt, mùi thơm, hạt lép nhiều và tỉ lệ cơm khá cao (28,8%), hơi nhão (nếu để muộn).

III.KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

  1. Cây giống: Nên trồng bằng cây ghép (ghép mắt hoặc ghép cành), không nên trồng bằng hạt.

      Tiêu chuẩn cây giống tốt:

–      Gốc ghép phải thẳng, đường kính gốc ghép 1,0 -1,5cm.

–    Bộ rễ phát triển tốt.

–    Thân thẳng và vững chắc, có từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

–    Chiều cao cây từ 80cm trở lên (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi).

–    Cây phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch bệnh chính như bệnh thán thư, bệnh do phytophthora, rầy phấn…

  1. Đất trồng:

Đất trồng sầu riêng phải đảm bảo chủ động trong việc tưới và tiêu nước để đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa cũng như có thể tạo khô hạn để xử lý cây ra hoa nghịch vụ.

  1. Thời vụ trồng:

Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa. Không nên trồng lúc mưa dầm vì cây sẽ chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.

  1. Khoảng cách trồng:

Nên trồng thưa, cây cách cây từ 8 – 10m.

  1. Cách trồng:

 Khu vực miền Tây

Cây phải trồng trên mô cao, độ cao và bề rộng mặt mô tùy điều kiện đất trồng. Đào hố trên mô đã đắp, hố có đường kính khoảng 0,6m và sâu khoảng 0,6m.

Sau đó bón vào hố lượng phân sau: 15-20kg phân chuồng hoai mục +500 – 700 g Lân nung chảy (super lân) + 300g BACTE 555  + 0,5 – 0,7 kg Vôi bột.

Cho tất cả hỗn hợp trên vào hố rồi trộn đều với đất trong hộ trồng, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng 2 – 3 cm để khoảng 10 – 12 ngày mới tiến hành trồng cây con

Đào lỗ vừa bầu cây con, nhẹ nhàng loại bỏ vật liệu làm bầu, đặt cây vào lỗ vừa đào, lấp đất ngang mặt bầu cây con, ém đất xung quanh gốc, tưới đẫm nước, cắm cọc giữ cây không để gió lay làm ảnh hưởng đến rễ. Dùng rơm rạ hay cỏ khô tủ lên mô để giữ ẩm (không tủ sát gốc cây).

Cần che mát cây con thời gian đầu (chú ý: không che qúa 50% ánh sáng mặt trời).

Khu vực miền Đông, Cao nguyên

Thường là đất đồi có độ nghiêng nên không phải lên mô líp mà đào hố trồng. Kích thước hố đối với đất tốt là 60 x 60 x 60 (cm), đất xấu là 70 x 70 x 70 (cm)

Sau đó bón vào hố lượng phân sau: 15-20kg phân chuồng hoai mục +500 – 700 g Lân nung chảy (super lân) + 300g BACTE 555 + 0,5 – 0,7 kg Vôi bột.

Cho tất cả hỗn hợp trên vào hố rồi trộn đều với đất trong hộ trồng, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng 2 – 3 cm để khoảng 10 – 12 ngày mới tiến hành trồng cây con

Chăm sóc:

       Giai đoạn sau khi trồng đến khi bắt đầu cho trái:

      Tưới nước: Cây con cần được tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

Làm cỏ – tủ gốc: Cần làm cỏ xung quanh gốc sầu riêng để gốc được khô ráo, vì ẩm độ cao sẽ thích hợp cho nấm Phytophthora palmivora phát triển và gây hại. Trong mùa khô cần dùng cỏ khô hoặc rơm rạ phủ đất giữ ẩm xung quanh gốc cây, nên phủ cách gốc 10 – 50cm tùy độ lớn của cây.

      Tỉa cành, tạo tán: Trong năm thứ hai, thứ ba khi cây chưa cho trái cần tỉa bỏ những cành bị che khuất, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc qúa gần mặt đất. Chỉ để 1 ngọn với các cành ngang khỏe mạnh phân bố đều trên thân chính. Lưu ý: Tỉa cành xong mới tiến hành bón phân.

      Bón phân: Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: hàng năm mỗi gốc bón (15 – 20)kg phân chuồng hoai mục + (500 – 700)g Lân nung chảy (super lân) + (300 – 500)g BACTE 555 (BACTE 45) + (200 – 400)g BACTE KALI 50 + (0,5 – 1) kg Vôi bột. Bón làm 3 – 4 lần trong năm.

Có thể tăng cường kết hợp phân vô cơ: Đạm Sunphat (NH42SO4); Kali Sunphat (K2SO4). Liều lượng phân vô cơ tăng dần theo độ lớn của cây

Kết hợp phun phân bón qua lá Bacte 02; Bacte MagieBo trong suốt giai đoạn cây sinh trưởng phát triển ở giai đoạn này.

     Chú ý: Không sử dụng các loại phân có chứa chất Clor (Cl).

      Giai đoạn cây cho trái ổn định:

      Từ sau thu hoạch đến xử lý ra hoa:

  1. Tỉa cành và kích thích ra đọt:

Tiến hành ngay sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung sẽ hạn chế được sự ra hoa làm nhiều đợt trong năm. Cây cần ra ít nhất 2 lần đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa.

                   Tỉa cành: Tỉa bỏ chồi vượt, cành bị sâu bệnh và những cành đan chéo lẫn nhau.

                   Kích thích ra đọt:

+ Bón phân: Bón (25 – 30)kg phân hữu cơ đã ủ hoai mục + (1 – 1,5)kg lân nung chảy (super lân) + (1 – 1,5)kg vôi bột + (0,4 – 0,6)kg Bacte 555 . Có thể bổ thêm Đạm sunphat để tăng lượng lưu huỳnh cho cây.

Sử dụng phân bón qua lá Bacte 02; Bacte MagieBo cùng với GA3 (gibberellin) ở nồng độ 5 – 10ppm để kích thích tạo chồi mới khỏe.

+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm, tưới 1 – 2ngày/lần vào mùa khô để kích thích cho cây ra đọt tốt.

Khi cơi đọt thứ nhất đã thành thục, bón phân (0,3 – 0,5)kg Bacte Kali 50 và tưới nước để kích thích cây ra cơi đọt thứ hai.

  1. Xử lý ra hoa (áp dụng khi xử lý ra hoa nghịch vụ)

Khi lá cơi đọt cuối chuyển sang lụa, tiến hành phun QUA LÁ BACTE 01 + BACTE MAGIE BO (liều lượng được hướng dẫn trên bao bì) để giúp qúa trình ra hoa dễ dàng. Tưới nước đủ ẩm để cơi đọt phát triển tốt.

Khi lá cơi đọt cuối đã phát triển thành thục (chuyển xanh), tiến hành tạo khô hạn cho cây bằng các biện pháp như:

Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, xẻ rãnh liếp, không tưới nước, tháo cạn nước trong mương vườn để giúp đất vùng rễ cây khô nhanh.

+ Phủ vải nhựa: Khi đất bên dưới tán cây khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa nhằm đảm bảo khi trời mưa nước không đến vùng rễ cây.

– Có thể kết hợp phun paclobutrazol. Chú ý: Chỉ áp dụng đối với cây phát triển xanh tốt và sử dụng theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

– Để giúp cho việc ra hoa tốt hơn có thể phun Bacte 01 + Bacte 03. Lặt bỏ các chồi non nhú trong cành.

Nếu thời tiết thích hợp cây sẽ ra hoa sau 20 – 30 ngày. Thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến khi ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất.

Lưu ý: Cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa tốt khi:

+ Cây thật khỏe mạnh và cân đối dinh dưỡng.

+ Cây trải qua một thời kỳ khô hay mát. Do đó để cây sầu riêng ra hoa tốt cần có thời gian khô hạn liên tục từ 7 – 14 ngày. Nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ 50 – 60%. Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể  ra hoa.

       * Từ khi cây ra hoa đến lúc hoa nở:

– Khi thấy mầm hoa xuất hiện tiến hành giở vải nhựa đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển (cho nước vô mương từ từ và giữ nước cách mặt liếp 60 – 80cm). Có thể bón thêm Bacte Kali 50 để thúc mầm hoa phát triển tốt và tỉ lệ đậu trái cao.

– Tỉa hoa: Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và ra nhiều đợt, do đó cần tỉa thưa hoa. Tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái mà nhà vườn chọn để lại hoa ra ở đợt nào. Không nên giữ lại tất cả các hoa. Bởi vì hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không bình thường ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái.

Chú ý: Giai đoạn cây ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn khỏe mạnh. Nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở để giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (giảm lượng nước tưới nhưng không để héo cây, héo hoa).

* Từ khi hoa nở đến thu hoạch trái:

– Thụ phấn nhân tạo: Khi hoa nở, nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào khoảng 20 giờ  để việc thụ phấn được tốt nhằm tạo trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

– Bón phân:

+ Khi trái to bằng trái chôm chôm tiến hành bón phân để thúc trái lớn. Sử dụng Bacte Kali 50 để bón, lượng bón tùy theo lượng trái nhiều hay ít và nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần, lần bón cuối cùng không nên trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bổ sung thêm phân Sunphat Kali (K2SO4) ở lần bón cuối cùng để tăng chất lượng trái.

+ Phun phân bón lá Bacte 03 + Bacte MagieBo ở tuần thứ 5 – 9 sau khi đậu trái (1tuần/lần) để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái.

– Quản lý nước:

+ Sau khi đậu trái tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại để giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao. Giai đoạn này nếu trời khô tưới 3 – 4ngày/lần. Tưới qúa đẩm hay mưa nhiều dễ làm cho cây sầu riêng ra đọt non sẽ làm rụng trái non hay làm cho trái bị sượng nhưng nếu thiếu nước trái sẽ phát triển chậm. Do đó cần tưới đủ ẩm và đều đặn.

+ Trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày: Cắt nước để trái mau chín vì giai đoạn nầy trái sầu riêng không còn tăng trưởng nữa. Thời điểm cắt nước có thể muộn hơn trong mùa khô. Trong mùa mưa có thể kết hợp với đậy gốc bằng nylon để tránh cho trái bị nhão cơm hoặc ngưng thu hoạch 2 ngày sau khi có mưa lớn.

– Tỉa trái:

+ Thực hiện 2 hay 3 lần ở giai đoạn 4 – 10 tuần sau khi đậu trái nhằm để lại những trái ở những vị trí thích hợp.

+ Không để trái ở trên ngọn cây (trừ những trái ở sát thân chính), trái mọc trên thân chính, trái ở những cành nhỏ.

+ Chừa lại 1 – 2trái/chùm.

+ Số trái/cây tùy tuổi cây, tình trạng cây, giống sầu riêng.

VI. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

A. SÂU HẠI

  1. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis [Guenée]):

Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày chúng ẩn nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ rồi đục vào trong trái, sau đó hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc ra ngoài và hóa nhộng trên vỏ trái.

Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm trái hơn là các trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và còn tạo điều kiện các loại nấm bệnh tấn công theo vết đục làm thối trái.

Cách quản lý:

– Bao trái.

– Cắt tỉa trái xấu phát triển kém, trái bị nhiễm trong chùm trái.

– Dùng cây nhỏ tách các trái đóng cặp để hạn chế thiệt hại.

– Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế sâu hại, có một số loài ong có thể ký sinh trứng, ấu trùng và nhộng, ngoài ra còn có các loài ăn thịt như bọ xít, kiến và nhện.

– Phun thuốc bảo vệ thực vật. Cần chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  1. Rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford):

Đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, đậu qủa của cây.

Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển nhiều trong các tháng nắng.

Cách quản lý:

– Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ trừ rầy.

– Sử dụng bẫy màu vàng để bắt trưởng thành.

– Phun nước khi lá vừa mở để làm giảm mật độ rầy.

– Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa, Green lacewing và nhện gây hại cho rầy, do đó cần tạo điều kiện cho chúng phát triển nhằm giảm mật độ rầy.

– Khi mật độ rầy cao có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Confidor, Actara, Applaud… phun theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.
  1. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.):

Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu dài 0,3 – 0,4mm, con đực nhỏ hơn con cái chiều dài trung bình 0,26mm phần bụng thon dần về phía cuối bụng. Thành trùng sống khoảng 6 – 7 ngày. Nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm ở vùng nhiệt đới, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.

Cách quản lý:

– Trong điều kiện tự nhiên nhện hại bị nhiều loại thiên địch tấn công như nhện nhỏ ăn mồi… cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại của nhện.

– Phun nước lên tán lá tạo ẩm độ cao trong vườn trong mùa nắng có thể làm giảm mật độ của nhện đồng thời cũng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

– Khi mật độ nhện cao mới dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Comite 75EC, Kumulus, Sulox 80WP, Dầu DC-Tron plus… để phun theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.
  1. Rệp sáp (Planococcus sp.):

Loài này gây hại khá phổ biến trên sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, rệp sáp trong qúa trình gây hại còn tiết ra mật đường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thương phẩm của trái.

Cách quản lý:

– Phun nước vào trái có thể rửa trôi rệp sáp trên trái, tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặng, tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

B. BỆNH HẠI

  1. Bệnh xì mủ chảy nhựa (do nấm Phytophthora palmivora):

Đây là bệnh hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Tác nhân do nấm Phytophthora palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước, trong các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây bị biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao của cây sầu riêng.

Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày có tán lá rậm rạp, chăm sóc kém. nấm bệnh còn tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt và trên lá sầu riêng nhất là các lá non.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi

Tên khoa học: Ditylenchus dipsaci Tuyến trùng hại thân có phổ ký chủ rất rộng và có ý nghĩa kinh tế lớn. Số loài trong nhóm này gồm 50 loài khác nhau ký sinh phần mô mềm đó là thân (củ) của cây trồng, đặc biệt D. dipsaci gây hại hành tỏi trong những vùng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây

Tên khoa học: Ditylenchus destructor Thorne Tuyến trùng củ khoai tây phân bố rất rộng trên thế giới và hiện nay là đối tượng kiểm dịch ở nước ta. 1. Triệu chứng Sau khi cây nảy mầm nếu nguồn bệnh có nhiều trong củ thì lá bị hại nặng và biến vàng nhanh. Củ khoai...