Những dịch bệnh sâu hại cần chú ý trong tuần ( từ ngày 3-9/3)

Trên lúa

 

Các tỉnh phía Bắc: Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo, theo dõi chặt các loại dịch hại như chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, tổ chức phòng trừ khi còn diện hẹp. 

 

Hướng dẫn nông dân chủ động phòng chống rét cho mạ, lúa gieo thẳng bằng màng phủ nilon, điều tiết nước, bón tro bếp và chế độ phân bón, không xuống giống, cấy vào những ngày rét đậm, rét hại.

 

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,… gây hại trên lúa ở giai đoạn đòng đến trỗ chín. Bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu năn,… gây hại ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Chuột gây hại nhẹ trên các trà lúa, nặng hại cục bộ. Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước.

 

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 3-5, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ-trung bình.

 

Đối với ruộng trồng giống nhiễm, có thể kết hợp phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều. Những nơi có muỗi hành gây hại cần có biện pháp quản lý hiệu quả, đặc biệt là trên các trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh-đòng.

 

Ngoài ra, lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá vi khuẩn giai đoạn đẻ nhánh-đòng; chuột giai đoạn trỗ chín.

 

 

 

Trên cây trồng khác

 

– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.

 

– Bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.

 

– Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,… tiếp tục hại.

 

– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại phía Nam.

 

– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh,… tiếp tục gây hại.

 

– Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ,… gây hại cục bộ vùng ổ dịch.

 

– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, có khả năng phát sinh gây hại tăng.

 

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

 

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục hại.

 

– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành,… tiếp tục gây hại tăng.

 

– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư,… gây hại nhẹ.

 

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

 

– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,… tiếp tục gây hại.

 

CỤC BVTV

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th9

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM Chế phẩm sinh học BACTE đã chính thức lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam, mở ra một chương mới cho hành trình phát triển của sản phẩm. Được hình thành từ những trăn trở và nhu cầu thực tế trong...

26 Th7

Biện pháp xử lý bệnh nứt thân xì mủ gây hại trên cây ăn quả

Mùa mưa là mùa gây bệnh hại trên cây trồng, khiến nhà vườn lo lắng và tìm cách đối phó với chúng để bảo vệ cây của mình. Tuy những có những loại bệnh đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nhiều bà con vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, điển hình như...

26 Th7

Mỹ tài trợ hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ nông dân Việt Nam sử dụng phân bón đúng

Sáng 9-4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chính thức khởi động dự án sử dụng phân bón đúng.     Dự án sử dụng phân bón đúng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân –...