Nông dân đối mặt khủng hoảng giá phân bón

Chiến sự tại Ukraine đã khiến giá phân bón thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón trong nước. Nông dân càng thêm sức ép khi chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán sản phẩm lại bèo bọt.

Giá phân bón lập đỉnh mới

Ngày 7.3, giá phân bón trong nước đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay do nguồn cung khan hiếm. Các đại lý phân bón trong nước cũng hạn chế bán hàng ra mặc dù nhu cầu hỏi mua tăng cao. Diễn biến này xuất phát từ chiến sự ở Ukraine và giá xăng dầu thế giới tăng cao.

Theo các công ty nhập khẩu phân bón, đối với mặt hàng phân Urea, các bản chào ở mức giá 540 – 560 USD (giá FOB) đều đã bị hủy. Hiện các nhà cung cấp ở khu vực Đông Nam Á đã hết hàng cho đến giữa tháng 4, và mới nhất ngày 3.3 thì nhà máy Urea hạt đục của Brunei tuyên bố tình trạng bất khả kháng để từ chối thực hiện các đơn hàng đã chốt giá rẻ trong tháng 2.

Riêng Việt Nam mới chỉ có khoảng 3 tàu đã nhận hàng thành công, còn khoảng 30.000 – 40.000 tấn đã bị hủy giao dịch. Các nhà cung cấp ở Trung Đông quyết định tạm dừng các bản chào để theo dõi diễn biến thị trường. Trung Quốc cũng sẽ đứng ngoài cuộc chơi ít nhất đến tháng 6 và nguồn hàng từ Nga, Ukraine thì không còn cửa ra thế giới do cấm vận và tình hình chiến sự tiếp tục leo thang. Một số doanh nghiệp dự báo trong ngắn hạn, giá Urea sẽ sớm quay trở lại mức 800 USD/tấn trong tháng 4, thậm chí có thể lên đến 1.000 USD/tấn nếu giá dầu lên 150 USD/thùng.

Nông dân đối mặt khủng hoảng giá phân bón - ảnh 1

Giá phân bón tăng cao khiến nông dân sản xuất càng thua lỗ

Hiện Nga là nhà cung cấp phân bón lớn chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới, đặc biệt Nga cung cấp đến 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Mặt khác, các lệnh hạn chế/cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được dỡ bỏ khiến nguồn cung các loại phân bón nhập khẩu đặc biệt là Kali và DAP sẽ giảm nghiêm trọng trong thời gian tới, trong khi từ tháng 3, khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vụ mới sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.

Giá phân DAP cũng sẽ trở lại mức 950 USD/tấn trong tháng 4 và khả năng sớm cán mức 1.200 thậm chí 1.500 USD/tấn khi thị trường Brazil có nhu cầu trở lại. Phân Kali nhập khẩu về Việt Nam thời gian tới cũng sẽ vắng bóng hàng từ Nga, Belarus và các nhà cung cấp khác ở Israel, Canada đã sớm đưa ra mức giá 800 – 850 USD/tấn cho hạt bột và 1.000 USD/tấn cho hạt miểng từ nửa sau tháng 6.2022, thậm chí sẽ lên tới 1.200 – 1.300 USD/tấn vào thời điểm cuối năm 2022 đầu năm 2023.

Nông dân lại tự bơi?

Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch và sẽ bắt đầu vụ mới từ nửa đầu tháng 4, phía bắc thì đã vào vụ chăm bón lúa đông xuân nên nhu cầu phân bón tăng dần. Cùng với sự tắc nghẽn của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp dự báo sẽ xảy ra sự thiếu hụt trầm trọng DAP 64% nhập khẩu trong quý 2 và khả năng giá trong nước lên 25 triệu đồng/tấn.

Nguồn: https://thanhnien.vn/

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th9

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM Chế phẩm sinh học BACTE đã chính thức lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam, mở ra một chương mới cho hành trình phát triển của sản phẩm. Được hình thành từ những trăn trở và nhu cầu thực tế trong...

26 Th7

Biện pháp xử lý bệnh nứt thân xì mủ gây hại trên cây ăn quả

Mùa mưa là mùa gây bệnh hại trên cây trồng, khiến nhà vườn lo lắng và tìm cách đối phó với chúng để bảo vệ cây của mình. Tuy những có những loại bệnh đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nhiều bà con vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, điển hình như...

26 Th7

Mỹ tài trợ hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ nông dân Việt Nam sử dụng phân bón đúng

Sáng 9-4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chính thức khởi động dự án sử dụng phân bón đúng.     Dự án sử dụng phân bón đúng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân –...