Phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu tại tỉnh Bình Thuận đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.  
benh dom nau
 
Vườn thanh long tại Hàm Thuận Bắc bị đốm nâu

 

Vận động, tuyên truyền gặp khó khăn
 
Thời gian qua, mặc dù các địa phương cố gắng triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long nhưng hiệu quả chưa cao. Một trong những tồn tại là công tác chỉ đạo ở một số xã, thị trấn chưa tích cực, nên nhiều hộ trồng thanh long còn chủ quan trong thực hiện tiêu hủy nguồn bệnh để tiêu diệt mầm bệnh.
 
Bà Đào Thị Kim Dung – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thanh long cho biết: Trong quá trình canh tác, khi dịch bệnh đốm nâu xảy ra, công tác tuyên truyền, vận động tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, không ít cán bộ huyện, xã chưa tin tưởng và chưa nắm rõ về quy trình phòng chống bệnh. Trong sản xuất, nhiều nông dân lạm dụng, khai thác cây trồng triệt để… Ngoài ra, công tác tổ chức thu gom cành thanh long mắc bệnh nơi công cộng còn ít, hiện tượng vứt bỏ cành thanh long bừa bãi vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Hơn nữa, không ít nông dân vẫn còn tư tưởng trông chờ thuốc đặc trị và chủ quan trong phòng chống bệnh, thực hiện không đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên hiệu quả còn hạn chế. Một số  nông dân khi phát hiện mầm bệnh trên cây nhưng không tiêu hủy mà chờ đến mùa nắng mới vệ sinh vườn và tổ chức tiêu hủy. Do đó, từ những vườn thanh long này, nguồn bệnh phát tán rất nhanh qua những vườn thanh long trong vùng. Việc tỉa cành, không lấy chồi non trong mùa mưa cũng chưa được người dân quan tâm, thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục bảo vệ thực vật nên bệnh đốm nâu trên thanh long sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
 
Các biện pháp ứng phó
 
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, để hạn chế và ngăn chặn hiệu quả bệnh đốm nâu trên thanh long, các địa phương cần củng cố lại Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, các thôn và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các xã trồng thanh long. Từ đó có giải pháp đẩy mạnh các biện pháp vệ sinh vườn thanh long theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; phun thuốc phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu hiệu quả nhất hiện nay là áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp (ICM). Trước hết, thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa tiêu hủy cành bệnh bằng chế phẩm BIO-ADB, thực hiện việc né chồi trong mùa mưa; không lạm dụng phân đạm và chất kích thích sinh trưởng. Dùng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Azoxytrobin+ Difenoconazole hoặc Mancozeb+Carbendazim…

Tin nổi bật

Tin liên quan

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (13.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ, Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… hại cục bộ.   1. Trên lúa   Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp tục phát...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (05.03.2019)

Tại các tỉnh Bắc Bộ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ… gây hại cục bộ.   1. Trên lúa   – Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn… sẽ tiếp...

26 Th7

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (26.02.2019)

Tại các tỉnh Bắc bộ: trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa, bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… hại cục bộ.   1. Trên lúa   a) Các tỉnh Bắc Trung bộ: bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại...