Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu:
Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng)
– Cây tiêu chậm lớn.
– Cành, lá thưa thớt dần.
– Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước.
– Rụng lá, rụng đốt khi bệnh nặng.
– Rễ bị thối, trên rễ có nốt sần hoặc bị rệp sáp phá hại.
– Bệnh lây lan nhanh.
Tác nhân gây bệnh vàng lá chết chậm:
Rễ tiêu bị vàng lá do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây nên
– Do Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani gây hại.
Lúc đầu tuyến trùng xâm nhập vào rễ, gây vết thương, tạo nốt sần, sau đó là nấm tấn công
– Do rệp sáp phá hại dưới gốc rễ.
– Do xới xáo làm đứt rễ.
Tác hại của bệnh vàng lá chết chậm:
– Vườn hồ tiêu chậm lớn (sinh trưởng, phát triển chậm)
– Rụng lá, rụng đốt.
– Giảm năng suất và chất lượng tiêu.
– Cây tiêu chết, không còn thu hoạch.
Biện pháp phòng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu:
Là biện pháp được coi là quan trọng nhất, vì khi xảy ra bệnh thì tác hại rất lớn.
Phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
– Không trồng ngay lại tiêu trên vườn tiêu đã bị bệnh trước đó. Nên trồng cây họ đậu một vài vụ rồi mới trồng lại tiêu.
– Dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại và đốt để tiêu hủy.
– Cày và phơi đất trong mùa nắng.
– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
– Hạn chế sử dụng phân hóa học.
– Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục cùng với các nấm đối kháng bệnh.
– Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, gây tác hại bộ rễ và là nguồn thức ăn cho mối.
– Không tưới tràn cho vườn tiêu.
– Tuyệt đối không xới xáo, làm đứt rễ tiêu trong mùa mưa, tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại tiêu.
– Xử lý thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh khi chuẩn bị trồng mới.
Biện pháp trừ bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu:
– Đối với cây bị bệnh nặng thì loại bỏ và tiêu hủy.
– Đối với cây bị bệnh nhẹ cần phải xác định được đối tượng gây hại là rệp sáp hay tuyến trùng. Moi đất trong gốc sâu khoảng một gang tay để xác định đối tượng gây hại.
– Thuốc trừ nấm: những thuốc có cùng hoạt chất Benomyl hoặc Metalaxyl như Viben50BTN; Benlate 50WP; Bendazol 50WP; Ben 50WP; Bemyl 50WP, Alfamil 25WP, Foraxyl 25WP.
– Thuốc trừ tuyến trùng: Mocap 10H hoặc Vimoca 20ND
– Cách xử lý: + Tưới thuốc vào gốc, 5-7 lít/gốc(thuốc đã pha nước), dùng que chọc lỗ sâu 10-30 cm vào phần gốc để tưới đạt hiệu quả hơn. + Thuốc dạng hạt thì vùi vào khu vực rễ tiêu, sâu khoảng 10-15cm.
– Số lần xử lý: 2-4 lần trong điều kiện đủ ẩm, vào mùa mưa, cách nhau 1 tháng 1 lần.
+ Biên pháp sinh học:
Dùng chế phẩm sinh học Bacte Cisa Pha 500ml Bacte Cisa với 800 lít nước, tưới đẫm quanh vùng rễ tơ và phun ướt lá. Lặp lại sau 15 ngày nếu cây bệnh nặng.