Tên khoa học: Ditylenchus destructor Thorne
Tuyến trùng củ khoai tây phân bố rất rộng trên thế giới và hiện nay là đối tượng kiểm dịch ở nước ta.
1. Triệu chứng
Sau khi cây nảy mầm nếu nguồn bệnh có nhiều trong củ thì lá bị hại nặng và biến vàng nhanh. Củ khoai tây bị nhiễm tuyến trùng nặng biểu hiện có nhiều vết nứt, loét ăn sâu vào trong củ.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do tuyến trùng Ditylenchus destructor Thorne, 1945.
Diryenchus destructor xâm nhập vào mô cây ở điều kiện nhiệt độ 3 – 37°C, thích hợp là 15 – 20°C, vòng đời là 20 – 26 ngày ở nhiệt độ 20 – 26°C, 18 ngày ở nhiệt độ 28°C và trong 1 vụ trồng có tới 6 – 9 thế hệ. Đất có độ ẩm cao liên tục trong thời kỳ sinh trưởng của cây khoai tây là điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng xâm hại vào củ khi cây mới hình thành củ non ở trong đất.
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
Tuyến trùng xâm nhập thường ở vị trí dây củ với củ, hoặc qua mắt củ (ít hơn), qua vết thương cơ giới, phần bị hại chuyển sang màu nâu, mềm và lõm xuống, thân lá cây bị vàng có nhiều vết đốm, có ranh giới rõ rệt giữa phần khoẻ và phần bệnh, chúng thuỷ phân tinh bột bằng men amilaza.
Tuyến trùng D. destructor chỉ ký sinh trong các mô tế bào giàu chất gluxit như ở phần củ khoai tây, tiết ra một lượng men amilaza rất lớn, thuỷ phân tinh bột thành đường (nhiều gấp 7 lần so với loài D. dipsaci trên hành tỏi). Quá trình thuỷ phân này phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của tuyến trùng. Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh sản và phát triển là từ 5 – 30°C, thích hợp là 20 – 27°C.
4. Biện pháp phòng trừ
– Thực hiện nghiêm ngặt biện pháp kiểm dịch thực vật. Ngăn cấm nhập củ khoai tây có bệnh vào Việt Nam.
– Luân canh (3 – 4 năm). Ngâm nước ruộng và trồng các cây không phù hợp với khả năng sinh sản của tuyến trùng.
– Sử dụng giống kháng bệnh, dùng củ giống, hạt giống sạch tuyến trùng.Trước khi trồng xử lý củ giống trong 1% dung dịch Carbation trong 20 phút, xử lý đất bằng Carbation, Vapam và Dazomet.
– Trừ cỏ dại, thu dọn sạch tàn dư ngoài đồng ruộng.
+ Biên pháp sinh học:
Dùng chế phẩm sinh học Bacte Cisa Pha 500ml Bacte Cisa với 800 lít nước, tưới đẵm quanh vùng rễ tơ và phun ướt lá. Lặp lại sau 15 ngày nếu cây bệnh nặng.