ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

Theo ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), từ năm 1980 – 2023, hàng năm tổng lượng dòng chảy sông Mekong chuyển trên 443 tỷ m3 nước vào ĐBSCL và nội sinh của vùng khoảng 32 tỷ m3. Do đó, nguồn tài nguyên nước mặt cho vùng phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chuyển về.

Nguồn tài nguyên nước mặt cho vùng ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chuyển về. Ảnh: Kim Anh.
Nguồn tài nguyên nước mặt cho vùng ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chuyển về. Ảnh: Kim Anh.

Vì vậy, các hoạt động khai thác phía thượng nguồn lưu vực sông Mekong đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam.

Đối với tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) có trữ lượng tiềm năng trên toàn lưu vực gần 72 triệu m3/ngày. Trong đó, trữ lượng có thể khai thác nước ngầm khoảng 7,8 triệu m3/ngày.

Cùng với các vấn đề suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn và nguy cơ ô nhiễm xuyên biên giới, nguồn nước trong vùng ĐBSCL đang chịu áp lực bởi các hoạt động phát triển kinh tế nội tại như: nước thải sinh hoạt, nuôi trồng chế biến thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất công nghiệp… Điều này đặt ra thách thức lớn về nguồn nước cho vùng ĐBSCL, nhất là trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hiện nay.

TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu khí hậu và thiên tai cực đoan đã từng có những nghiên cứu rất kỹ về lượng mưa. Ông đánh giá, với lượng mưa thấp nhất là 1.600mm và có thể lên đến 2.400mm, đây là lượng mưa rất lớn để sử dụng.

TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu khí hậu và thiên tai cực đoan đặt vấn đề: 'Tại sao sông có nước, trên trời có nước, nhưng ĐBSCL lại thiếu nước?'. Ảnh: Kim Anh.

TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia nghiên cứu khí hậu và thiên tai cực đoan đặt vấn đề: “Tại sao sông có nước, trên trời có nước, nhưng ĐBSCL lại thiếu nước?”. Ảnh: Kim Anh.

Thế nhưng, vấn đề ông Huy đặt ra là tại sao lượng mưa này chưa được đưa vào các kế hoạch, quy hoạch để tận dụng.

“Chúng ta nói thiếu nước, trong khi sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao thiếu nước?. Bài toán ở đây là chưa biết giữ nước. Hiện tại người dân giữ nước chủ yếu trong kênh, nước thải, nước mưa, nước sông cũng đổ kênh và đó là những nguồn nước không sử dụng được do ô nhiễm và nhiễm mặn”, ông Huy phân tích.

Trong quá trình thực tế khảo sát ở các vùng duyên hải hoặc những khu vực hạ lưu, nơi người dân khó tiếp cận nguồn nước, ông Huy nhận thấy rõ, người dân phải khai thác nước ngầm.

 

Trong khi đó, một số giải pháp đưa ra là quy định người dân không được khai thác nước ngầm. Chế tài này theo ông Huy là chưa phù hợp và chưa thể thực hiện.

Do đó, để giải quyết vấn đề nguồn nước cho vùng ĐBSCL, vị chuyên gia này cho rằng, xây dựng các hồ chứa để giữ nước trong mùa khô cần phải được tính toán.

Đi sâu phân tích, ông Huy cho biết, mùa mưa kết thúc vào tháng 11/2023 và kéo dài đến hết tháng 4/2024. Như vậy, tình trạng thiếu nước sẽ kéo dài vài tháng, các hồ chứa phải được bảo vệ nghiêm ngặt để sử dụng trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, các địa phương và cơ quan chuyên môn cần nghĩ tới câu chuyện phân loại nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Một trong những giải pháp trước mắt và lâu dài giải quyết vấn đề nguồn nước cho ĐBSCL là thay đổi nhận thức sử dụng nước của người dân. Ảnh: Kim Anh.

Một trong những giải pháp trước mắt và lâu dài giải quyết vấn đề nguồn nước cho ĐBSCL là thay đổi nhận thức sử dụng nước của người dân. Ảnh: Kim Anh.

Tại tỉnh Cà Mau, hiện nay, gần 100% nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước mặt. Trải qua các đợt hạn mặn, địa phương này nhận thức rõ việc thay đổi nhận thức sử dụng nước cho người dân rất quan trọng.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau bày tỏ, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm và biết tích trữ nguồn nước.

“Thực tế, hiện giá nước sinh hoạt người dân nông thôn đang sử dụng giới hạn ở mức 5.000 – 7.000 đồng/m3. Khi nào người dân buộc phải chi trả 15.000 đồng/m3 nước, khi đó bà con mới nghĩ tới chuyện tiết kiệm hoặc tích trữ nước mưa để sử dụng”, ông Sử cho biết.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang tập trung giải quyết cấp nước cho khoảng 3.300 hộ dân ở những vùng khó khăn. Đồng thời, tỉnh đang thực hiện Đề án nâng cao năng lực trữ nước tại chỗ, thông qua việc khuyến khích người dân trữ nước ở quy mô hộ gia đình, cộng đồng. Vừa góp phần thay đổi nhận thức, vừa nâng cao năng lực trữ nước cho người dân địa phương.

 

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th9

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM Chế phẩm sinh học BACTE đã chính thức lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam, mở ra một chương mới cho hành trình phát triển của sản phẩm. Được hình thành từ những trăn trở và nhu cầu thực tế trong...

26 Th7

Tân Cảng Sài Gòn phản hồi về nghi vấn ‘rút ruột’ hàng xuất khẩu

TP.HCM Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có phản hồi chính thức VPSA về nghi vấn thiếu hụt hàng hóa (cà phê, hồ tiêu) xuất khẩu từ cảng này.   Kiến nghị điều tra việc nghi ‘rút ruột’ hồ tiêu, cà phê tại cảng Cát Lái Ngay sau khi nhận được công văn từ...

26 Th7

Long An: Chuyện lạ, nông dân trồng thanh long ‘ném tiền’ cho… thương lái

Hiện, ở địa bàn Long An đang có tình trạng nông dân trồng thanh long bán “non” cho thương lái. Tình trạng này chẳng khác nào nông dân “ném tiền” cho lái thanh long.   Theo đó, nông dân sẽ bán thanh long cho thương lái chủ yếu vào những giai đoạn: Thanh long mới...