Đề xuất áp thuế GTGT 5% với phân bón làm ‘nóng’ nghị trường

“Không nên thu của người nghèo trả cho người giàu”

Đại biểu (ĐB) Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) cho biết theo kinh nghiệm quốc tế, phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước ưu đãi chính sách hơn các mặt hàng thông thường. Mỹ, Thái Lan, Lào, Myanmar… không thu thuế thuế giá trị gia tăng (GTGT) với phân bón. “Báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá nếu tăng thuế GTGT thì riêng mặt hàng phân bón tăng thu 6.200 tỉ đồng, chưa nói tới các mặt hàng máy móc, thiết bị nông nghiệp. Nguồn thu này phải chăng thu từ nông nghiệp và nông dân?”, ĐB Hương nêu.

[Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang)]_[GIA HÂN].jpg

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) phát biểu tại phiên thảo luận ngày 24.6

(GIA HÂN)

[Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc]_[GIA HÂN].jpeg

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận ngày 24.6

(GIA HÂN)

ĐB Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách, cho rằng nông nghiệp, nông dân và nông thôn là khu vực vô cùng quan trọng, là trụ đỡ khi nền kinh tế và đất nước khó khăn. Song đây cũng là đối tượng yếu thế trong kinh tế thị trường. Việc tăng thuế GTGT sẽ làm tăng giá vật tư đầu vào, tăng chi phí, giá thành, giảm tính cạnh tranh của nông sản; giảm thu nhập của nông dân, tác động xấu đến khu vực nông thôn.

 

Ông Lâm phân tích với ngân sách, nếu tăng thuế GTGT 5%, chỉ tính riêng với phân bón, tổng thu ngân sách sẽ tăng 6.200 tỉ đồng. Với doanh nghiệp (DN), tăng thuế GTGT 5% sẽ giúp DN được khấu trừ đầu vào, từ đó tăng sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu trên sân nhà. Với nông dân, 5% thuế GTGT nêu trên sẽ thu từ việc sử dụng sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng nông nghiệp của VN chủ yếu là sản xuất nông hộ, nhỏ lẻ, không đủ điều kiện hạch toán để khấu trừ GTGT đầu vào, nên hầu như toàn bộ 5% GTGT này sẽ cấu phần vào và làm tăng giá thành nông sản; giảm cạnh tranh, giảm thu nhập.

“Như vậy, tăng thuế thì DN tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận và ngân sách tăng thu, nhưng nông dân thiệt”, ông Lâm chỉ ra. VN hiện có 4 nhà sản xuất phân bón chính và đã hội nhập hoàn toàn với quốc tế. Vì thế, dù trong nước sản xuất với giá thành bao nhiêu, thì cũng phải bán sản phẩm theo giá thị trường thế giới. Nếu giá trong nước thấp, DN sẵn sàng xuất khẩu để thu lợi nhuận tối đa, chứ không thể đòi hỏi DN hy sinh lợi ích chính đáng của họ. Trong khi đó, người nông dân luôn phải mua vật tư theo giá thị trường thế giới, cộng thêm thuế nếu có. Việc tăng thuế làm tăng chi phí đầu vào của nông nghiệp là điều hiển nhiên.

Theo ông Lâm, có nhiều cách để hỗ trợ DN trong nước cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, “chứ không nhất thiết phải hy sinh lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân”, không nên đẩy trách nhiệm này cho nông nghiệp, nông dân và “không nên thu của người nghèo trả cho người giàu”. Để có phương án tốt nhất, ông Lâm gợi ý giải pháp đưa các mặt hàng trên vào nhóm đối tượng chịu thuế suất 0%. Khi ấy, DN sẽ được hoàn đầu vào mà không gây thiệt hại cho nông dân. Nhưng đổi lại, ngân sách hằng năm phải hoàn cho DN trên 1.500 tỉ đồng tiền thuế GTGT đã thu từ các khâu trước.

Đánh giá từ khía cạnh ngược lại, ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh, nhìn nhận việc Chính phủ đề xuất mức thuế GTGT 5% đối với phân bón và các mặt hàng liên quan đến nông nghiệp là có cơ sở. Theo ông, giá phân bón tăng thời gian qua không phải do tăng thuế, mà do chi phí đầu vào, vật tư và một số yếu tố khác. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng trước nhận định “tăng thuế GTGT 5% sẽ khiến giá phân bón tăng, người dân không chịu nổi”. Bởi lẽ, DN nếu được khấu trừ 5% thuế GTGT sẽ đầu tư mở rộng thêm, giá phân bón trong nước có thể cạnh tranh được với giá nhập khẩu, đồng nghĩa người dân được lợi chứ không phải bị thiệt.

Ông An cũng không đồng tình với ý kiến đề nghị khấu trừ hoặc đưa phân bón và các mặt hàng liên quan đến nông nghiệp về mức thuế suất 0%. Mức 0% chỉ áp dụng với xuất khẩu, không thể phá vỡ nguyên tắc của thế giới và bỏ ngân sách ra để làm việc này. Ông đề nghị Chính phủ cần xây dựng các tiêu chí, xác định rõ xem mặt hàng nào thuộc diện không chịu thuế, mặt hàng nào là 0%, mặt hàng nào là 5%, 10%…

Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết hiện có nhiều quan điểm đề nghị phân bón không chịu thuế, hoặc chịu thuế GTGT 5%. Thực tế, luật Thuế GTGT từ năm 2008 – năm 2013 – 2014 từng đưa thuế GTGT với phân bón nhưng sau đó bỏ. Cơ quan soạn thảo sẽ đánh giá lại tác động một lần nữa để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay. Theo ông, hiện sản lượng phân bón sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 73,3%, còn nhập khẩu là 26,7%, tức khoảng 4 triệu tấn/năm. Việc áp thuế như thế này đối với DN không gây mất bình đẳng đối với các DN nhập khẩu. Nếu tính hoàn thuế cho DN khoảng 1.500 tỉ đồng, tương ứng mỗi hộ nông dân 1 năm trả thêm 461.000 đồng.

Nguồn: https://thanhnien.vn/

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th9

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM Chế phẩm sinh học BACTE đã chính thức lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam, mở ra một chương mới cho hành trình phát triển của sản phẩm. Được hình thành từ những trăn trở và nhu cầu thực tế trong...

23 Th9

🎉CHẾ PHẨM SINH HỌC 𝐁𝐀𝐂𝐓𝐄 LÊN SÓNG 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐊𝐓𝐀𝐍𝐊 🎉

🎉CHẾ PHẨM SINH HỌC 𝐁𝐀𝐂𝐓𝐄 LÊN SÓNG 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐊𝐓𝐀𝐍𝐊 🎉 💥 𝑺𝒉𝒂𝒓𝒌 𝑻𝒂𝒏𝒌 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 là chương trình truyền hình thực tế kinh doanh được phát sóng trên 𝐕𝐓𝐕 từ năm 2017. Chương trình 2 lần giành giải thưởng Primetime Emmy Award cho hạng mục chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất. Có sự...

21 Th9

SỰ THÀNH CÔNG CỦA 𝑩𝑨𝑪𝑻𝑬 ĐẾN TỪ ĐÂU

🗣 Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chất lượng nông sản Việt Nam giảm sút là do việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thói quen sử...