* Sâu bệnh trên lúa Đông Xuân 2020-2021: Diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa trong tuần 2.312 ha, giảm 15 ha so với tuần trước do diện tích nhiễm sâu rầy được phòng trị kịp thời.. Diện tích nhiễm rầy nâu 184 ha, giảm 11 ha so với tuần trước chủ yếu rầy tuổi 3 – 4 trên lúa giai đoạn trổ chín. Với mật số phổ biến 500-800 con/m2. Phân bố trên địa bàn các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và Tam Bình. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 123 ha, giảm 11 ha so với tuần trước trên trà lúa giai đoạn đòng trổ. Với mật số phổ biến 10-20 con/m2. Bệnh đạo ôn với diện tích nhiễm 806 ha, tăng 109 ha so với tuần trước, với tỷ lệ nhiễm chủ yếu 5-10%, trên trà lúa đẻ nhánh- trổ chín trong đó đạo ôn lá 483 ha, đạo ôn cổ bông 323 ha. Bệnh cháy bìa lá diện tích nhiễm 546 ha, tăng 15 ha so với tuần trước.
Ngoài ra còn xuất hiện các đối tượng như chuột, sâu đục thân và bệnh đốm vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm gây hại chủ yếu ở mật số, tỷ lệ nhẹ.
* Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới (19-26/02/2021)
– Rầy nâu: Dự báo trong tuần tới trên đồng xuất hiện phổ biến lứa rầy tuổi 4-5 gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên trà lúa đòng trổ vụ Đông Xuân.
– Sâu cuốn lá: Có khả năng xuất hiện rãi rác và gây hại ở mức độ nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ. Chú ý những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu sớm đầu vụ có khả năng bị hại ở mức trung bình.
– Cháy lá, cháy bìa lá: Do điều kiện thời tiết ẩm độ không khí cao vì vậy trong tuần tới diện tích nhiễm bệnh có khả năng tăng nhẹ, kết hợp giai đoạn lúa vụ Đông Xuân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ là chủ yếu.
Ngoài ra cần chú ý muỗi hành trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, bệnh đốm vằn ở giai đoạn đòng trổ. Bệnh vàng lá chín sớm ở lúa giai đoạn trổ đến chín.
* Một số biện pháp quản lý -canh tác lúa
– Nước mặn đang có chiều giảm trên địa bàn các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Long Hồ. Do vậy, các địa phương không được chủ quan, phải thường xuyên kiểm tra độ mặn, chủ động đóng các cống bọng khi độ mặn vượt quá 1‰, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, đảm bảo tích trữ nước phục vụ sản xuất, cụ thể: Đối với lúa dễ bị thiệt hại ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa trổ, nếu độ mặn trên 1‰ không cho nước vào ruộng; khi sử dụng nước pha thuốc phun xịt thì nên sử dụng nước không nhiễm mặn (nhỏ hơn 0,8‰). Đới với rau màu hoa kiểng cần thận trọng hơn, có kế hoạch trữ nước ngọt để tưới. Đối với cây ăn trái, sầu riêng, chôm chôm là cây nhạy cảm nhất đối với mặn nên cần theo dõi chặc chẽ và có kế hoạch trữ nước ngọt trong mương vườn để tưới trong thời gian mặn xâm nhập. Các cây ăn trái khác cũng chú ý không nên dùng nước nhiễm mặn để pha thuốc phun hoặc tưới nhiều lần trong lúc mặn xâm nhập.
– Thời tiết se lạnh về đêm, sáng sớm xuất hiện nhiều sương mù kết hợp trà lúa Đông Xuân bước vào giai đoạn sung yếu là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh phát triển. Để phòng ngừa bệnh đạo ôn lúa hiệu quả trong điều kiện hiện nay nên áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác ngay từ đầu vụ như: sạ thưa, giống ít nhiễm, làm đất bằng phẳng, bón phân cân đối kết hợp thăm đồng thường xuyên khi thấy có dấu hiệu chớm bệnh bà con ngưng bón phân đạm- phân bón lá. Cần theo dõi chặt chẽ diến biến của bệnh, đối với ruộng trồng giống nhiễm, có thể kết hợp phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều.
– Hiện tại ngoài đồng phổ biến lứa rầy tuổi 3-4 chủ yếu nhiễm với mật số thấp 500-800 con/m2. Cần chủ động thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu trên các trà lúa giai đoạn sung yếu. Khuyến cáo nông dân chỉ nên xử lý thuốc đặc trị khi rầy đang tuổi 2-3 và mật số rầy >3.000 con/m2 cần sử dụng một trong những loại thuốc chống lột xác để phun trừ, chú ý không kết hợp với các loại thuốc phổ rộng để tránh nguy cơ bộc phát rầy ở giai đoạn sau.
– Khuyến cáo nông dân phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách khi phun thuốc, thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để đúng nơi quy định nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
– Sâu keo mùa thu: Nhằm phát hiện kịp thời và phòng trị để tránh lây lan trên diện rộng, cán bộ kỹ thuật cần thăm đồng thường xuyên và lưu ý khuyến cáo người dân khi phát hiện có sâu trên ruộng cần phải thông báo kịp thời cho Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn. Cán bộ kỹ thuật có thể áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020 và công văn số 3749/BVTV-QLT ngày 27/12/2019 của Cục BVTV. V/v sử dụng tạm thời thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô.
Tin, ảnh: Cẩm Hường – CCTT BVTV VL