Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Phê

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cà Phê

I- ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

1-Nhiệt độ: Cây cà phê  sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ  22 – 260 C.
2 Ánh sáng: cây cà phê  thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.
3-Ẩm độ: Cây cà phê  thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.
4- Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.
5- Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.

Hình cafe

II- ĐẤT ĐAI:
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng.

III- KỸ THUẬT TRỒNG – CHĂM SÓC:

     1- Kỹ thuật trồng:

  • Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6)
  • Khoảng cách, mật độ: Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.
    Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha)
  • Cách trồng, bón phân lót: Đào hố trước trồng 25 – 30 ngày ( 60 x 60 x60 cm).

Bón lót : 10 – 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg Vôi bột + 0,3 kg Bacte 555  + 0,5 kg Super lân (Lân nung chảy)/ hố.

Cách trồng: Đặt bầu cây giống vào giữa hố, xé bỏ túi PE và lấp chặt đất xung quanh gốc ngang bằng với bề mặt đất bầu.

Chú ý:  không để bể bầu đất khi trồng và sau mưa lớn cần vét bồn đề phòng cây bị lấp

       2- Bón phân ,chăm sóc:

            a-Tỉa cành cho cây cà phê:
Cắt bỏ các cành tăm mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý cặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.

b- Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh:
Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể cày rạch hàng giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng.

          cLàm cỏ, bón phân:
Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch.

Cafe- gai

Bón phân cho cà phê:

  • Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất
  • Phân bón:
    * Cà phê giai đoạn trồng mới và kiến thiết cơ bản:
  • Năm trồng mới: 0,2-0,3 kg Bacte 555 + 0,2kg Bacte 68/ cây (bón 3 lần/ năm)
  • Năm thứ 2: 0,3 kg Bacte 555 + 0,3kg Bacte 68/ cây (bón 3 lần/ năm) + 0,3 kg Bacte Phytop/ cây (bón đầu mùa mưa)
  • Năm thứ 3: 0,6kg Bacte 555/ cây (bón 3 lần/ năm)

Phun các loại phân bón qua lá Bacte 01; Bacte 02; Bacte MagieBo trong quá trình cây café sinh trưởng phát triển.

* Cà phê giai đoạn kinh doanh:

Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:

  • Mùa khô: Bón từ 1 – 2 lần kết hợp với tưới nước thúc café ra hoa đồng loạt. Lượng bón 200gr Bacte Mùa khô/ lần bón
  • Đợt 1: 0,5-0,7 kg Bacte 555 / cây, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều + phun Bacte 01 + phun Bacte Magie Bo
  • Đợt 2: 0,5kg Bacte 555 + 0,3kg Bacte 68  / cây, bón vào giữa mùa mưa + phun Bacte Magie Bo + Bacte 02
  • Đợt 3: 0,5 – 0,7 kg Bacte 68  / cây, bón  gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa  20 ngày + phun Bacte Magie Bo + phun Bacte 03.

* Ghi chú:

  • Tùy theo năng suất vườn cây mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
  • Bỏ phân khi đất đủ ẩm, tưới đẫm nước khi bón phân gặp phải lúc thời tiết nắng hạn không mưa.

        d-Tỉa cành:

Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.

IV- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ PHÊ:

1-BỆNH HẠI:
1.1- Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani):
Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh hại ở phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại.

*Phòng trừ

Biện pháp canh tác: Tiêu huỷ những cây bệnh nặng.

Biện pháp canh tác:  dùng các loại thuốc để tưới vào gốc như: Validamycin (Validacin); Pencycuron (Monceren) hoặc các loại thuốc gốc đồng.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

1.2-Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collectotrichum coffeanum)
Bệnh thường phát triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn non đến lúc 6-7 tháng tuổi.

*Phòng trừ:

Bón phân đầy đủ, kịp thời, bón cân đối NPK.

Biện pháp hóa học: khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc Propineb (antracol); Carbendazim; hoặc các loại thuốc gốc đồng như copper sulfat (Bordeaux), Kasugamycin 2 % + Copper Oxychloride 45% (Kasuran) để phòng trừ 2-3 lần/vụ.
1.3-Bệnh tuyến trùng:
Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gây vết thương, tuyến trùng Meloidogyne spp. gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh thường sinh trưởng kém, vào mùa khô thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.

*Phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng. Vào mùa mưa không để nước lan tràn từ gốc này sang gốc khác.

Biện pháp hóa học: bỏ vào gốc thuốc Nokaph, Vifuran, Carbosulphan

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.
  • Tăng cường bón phân hữa cơ Bacte 555

1.4-Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix)
Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cây già cỗi, đầu tư kém. Bệnh hại trên lá, vết bệnh hình tròn, có lớp bột phấn vàng màu da cam ở mặt dưới lá. Bệnh làm rụng lá, thường hại nặng vào tháng 10-11-12 và tháng 3, 4 trong năm.

*Phòng trừ:
Biện pháp canh tác:  vệ sinh vườn, tỉa cành cho thông thoáng.

Biện pháp hóa học: Cuối mùa mưa (tháng 10-110 dùng copper sulfat (Bordeaux 1%) hay copper hidroxide (Champion) phun mặt dưới lá 3-4 tuần/lần khi bệnh mới xuất hiện. Hiện nay có thể dùng các loại thuốc nội hấp Hexaconazole 85% (Anvil), cyproconazole 94% (Bonanza), Propiconazole 90% (Tilt).
1.5. Nấm hồng (Corticium salmonicolor)
Tác hại trên cành và phần ngọn của cây, thường phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa, khi phát hiện thấy cành bị bệnh và cắt đốt kịp thời. Tiến hành phun thuốc phòng trừ : dùng Bordeaux hay Oxyt clorua Đồng1% phun vào vùng bị bệnh, boặc dùng dung dịch Bordeaux 5% quét lên vết bệnh ở cành chưa bị héo.

Biện pháp sinh học:

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

*Note: Ngoài ra còn bị một số bệnh khác do thiếu dinh dưỡng được gọi là bệnh sinh lý như bệnh vàng lá do thiếu lưu huỳnh (S), bệnh rụt cổ do thiếu kẽm (Zn), bệnh vàng lá gân xanh do thiếu Magie (Mg)…

2-SÂU HẠI:
2.1- Rệp sáp (Pseudococus. Spp):
Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà phê phát triển kém, làm rụng quả. Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm. Thực hiện phun thuốc trên những cây phát hiện rệp
Phòng trừ: Phát hiện sớm dùng Alpha-cypermethrin 90% (Fastac), Methidathion 96% (Supracide 40 EC).

Biện pháp sinh học :

  • Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
  • Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
  • Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.

2.2- Mọt đục cành (Xyleborus mortati):
Phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sang thời kỳ kinh doanh.
Phòng trừ: Phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt.
2.3-Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma):
Thường tấn công trái non làm rụng trái hay tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái bị biến dạng, giảm giá trị sản phẩm.
Phòng trừ: Cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang phát triển trong vỏ trái.
2.4-Mọt đục trái (Stephanoderes lampei):
Đục từ núm quả vào trong sau đó phá hạt. Dùng các loại thuốc để trừ như: Phun Fenvalerate 92% (First 20EC), Etofenprox 96% (Trebon), Lambda-cyhalothrin (Karate) vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín.
2.5 Sâu đục thân thường gọi là Bore (Xylotrechus quadripe). Chỉ tác hại trên giống cà phê chè ở tuổi cây thường từ cuối năm thứ 3 trở đi. Sâu đẻ trứng vào kẻ nút của vỏ sau đó sâu non nỏ vào phá hoại phần gỗ bên trong thân cây là cho cây héo rồi chết. Loại sâu này khả năng xuất hiện quanh năm nhưng tập trung đẻ trứng rộ vào hai thời kỳ xuân, hè (tháng 3,4,5) và thu đông (tháng 10,11).
Trồng cây bóng mát cho cà phê để hận chế sự tác hại của sâu. Dùng Boremun 4% phun phủ kín lên thân cây từ ngọn đến gốc 1 năm 2 lần để diệt trừ trứng, sâu non và sâu trưởng thành vào tháng 3-4 (xuân – hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông). Những cây bị sâu nặng phải kịp thời cưa cắt kịp thời để kịp thời diệt nguồn sâu trưởng thành.

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại hành tỏi

Tên khoa học: Ditylenchus dipsaci Tuyến trùng hại thân có phổ ký chủ rất rộng và có ý nghĩa kinh tế lớn. Số loài trong nhóm này gồm 50 loài khác nhau ký sinh phần mô mềm đó là thân (củ) của cây trồng, đặc biệt D. dipsaci gây hại hành tỏi trong những vùng...

26 Th7

Bệnh tuyến trùng hại củ khoai tây

Tên khoa học: Ditylenchus destructor Thorne Tuyến trùng củ khoai tây phân bố rất rộng trên thế giới và hiện nay là đối tượng kiểm dịch ở nước ta. 1. Triệu chứng Sau khi cây nảy mầm nếu nguồn bệnh có nhiều trong củ thì lá bị hại nặng và biến vàng nhanh. Củ khoai...