Ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu ở Đắk Song: Thách thức trên lộ trình phát triển bền vững

Gần đây, trước những cảnh báo về tương lai của ngành điều, Bộ NN&PTNT đang lên kế hoạch xây dựng “Đề án xây dựng thương hiệu cho hạt điều Việt Nam”.
 
Theo đó, sẽ tập trung xây dựng thương hiệu điều quốc gia, xây dựng chỉ dẫn địa lý các địa phương trồng điều trọng điểm. Quy hoạch vùng trồng điều; đẩy mạnh thâm canh đồng bộ; hình thành tổ chức sản xuất của người trồng điều; xây dựng vườn điều mẫu, vùng nguyên liệu mẫu… Đặc biệt, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quy trình quy cách chế biến hạt điều sao cho đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế.
 
dieu 2
 
Điểm yếu của hạt điều Việt Nam hiện nay chính là vấn đề chất lượng

 

Chưa rõ cụ thể “hình hài” đề án mà Bộ NNPTNT đang triển khai xây dựng như thế nào nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, muốn xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và hạt điều nói riêng thì sản phẩm phải thỏa mãn đủ ba điều kiện: Thứ nhất là đạt đến một khối lượng đủ lớn và ổn định, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ hai, giá bán cạnh tranh. Thứ ba, tổ chức kênh phân phối bảo đảm lợi ích hài hòa, hợp lý với tất cả các chủ thể tham gia. Khi đã có hội đủ cả 3 điều kiện này sẽ có những giải pháp cụ thể hơn. Đó là, các doanh nghiệp ngành điều phải chủ động tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, cần sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn và đảm bảo được nguồn nguyên liệu quy mô lớn cho doanh nghiệp chế biến, có thể đảm bảo sản xuất theo các hợp đồng lớn. Các doanh nghiệp và người nông dân cần phối kết hợp sản xuất, trở thành những đối tác của nhau. Trong khi đó, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt nhất cả về khung pháp lý để thực hiện các giải pháp trên.
 
Về quy hoạch và đầu tư, cần rà soát, bổ sung quy hoạch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, dựa trên lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam, tránh dàn trải để tập trung đầu tư chiều sâu. Đặc biệt cần thay đổi tư duy và phương pháp đầu tư sang mô hình sản xuất theo chuỗi. Với hạt điều Việt Nam hiện nay, điểm yếu chính là vấn đề chất lượng, vì vậy mà để xây dựng được thương hiệu bền vững, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới khâu trồng và chế biến. Theo các chuyên gia, cần thực hiện quy trình sản xuất nghiêm ngặt với việc áp dụng rộng phương pháp VietGAP và GlobalGAP. Theo đó, bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh việc truy xuất nguồn gốc, vật liệu, giống, hồ sơ địa bàn và quản lý địa bàn, sử dụng phân bón, thủy lợi, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, sản phẩm bảo vệ thực vật… Việc áp dụng các tiêu chuẩn trên sẽ giúp các doanh nghiệp ngành điều nâng cao năng suất, chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp có thể tạo được ảnh hưởng của mình đối với thị trường trong nước, mở rộng khả năng xâm nhập thị trường quốc tế…
 
Ngoài ra, cũng nên tham khảo việc xây dựng thương hiệu ở nhiều quốc gia khác trên thế giới nổi tiếng ngành điều, họ thường thiết lập các vùng đặc biệt để trồng điều. Tuy rằng những vùng này chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng khi sản phẩm các vùng này nổi tiếng thế giới cũng sẽ kéo theo các vùng khác và từ đó thương hiệu điều của quốc gia đó sẽ trở lên nổi tiếng. Bên cạnh đó, hạt điều Việt Nam đang có mặt ở 50 quốc gia trên thế giới, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu nên yêu cầu đối tác cung cấp chỉ dẫn địa lý và thông tin nguồn gốc về sản phẩm điều Việt Nam khi phân phối chúng.
 
Được biết, để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hạt điều Việt Nam, năm 2015 Hiệp hội điều Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường Mỹ vào tháng 4 và chương trình Hội nghị Điều quốc tế vào tháng 11/2015. Bên cạnh đó, Hiệp hội tập trung cùng với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, Hiệp hội Bán lẻ tổ chức quảng bá giá trị dinh dưỡng của hạt điều, đưa các mặt hàng nhân hạt điều chế biến vào hệ thống siêu thị, tiêu dùng rộng rãi trong nội địa…
 
Rõ ràng, giờ mới đề cập tới chuyện xây dựng thương hiệu có thể là hơi muộn. Nhưng trong trường hợp này muộn còn hơn không.

Tin nổi bật

Tin liên quan

14 Th10

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Chủ nhiệm đề tài khoa học: “Nghiên cứu cải tiến công nghệ tách chiết một số chất có hoạt tính từ vỏ cây quế (Cinnamomum cassia), xác định chất mang và tạo chế phẩm sinh học phòng trừ hiệu quả tuyến trùng và nấm bệnh chính gây hại rễ cây cà phê và hồ tiêu...

23 Th9

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM

CHẾ PHẨM SINH HỌC BACTE: HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SHARK TANK VIỆT NAM Chế phẩm sinh học BACTE đã chính thức lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam, mở ra một chương mới cho hành trình phát triển của sản phẩm. Được hình thành từ những trăn trở và nhu cầu thực tế trong...

23 Th9

🎉CHẾ PHẨM SINH HỌC 𝐁𝐀𝐂𝐓𝐄 LÊN SÓNG 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐊𝐓𝐀𝐍𝐊 🎉

🎉CHẾ PHẨM SINH HỌC 𝐁𝐀𝐂𝐓𝐄 LÊN SÓNG 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐊𝐓𝐀𝐍𝐊 🎉 💥 𝑺𝒉𝒂𝒓𝒌 𝑻𝒂𝒏𝒌 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 là chương trình truyền hình thực tế kinh doanh được phát sóng trên 𝐕𝐓𝐕 từ năm 2017. Chương trình 2 lần giành giải thưởng Primetime Emmy Award cho hạng mục chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất. Có sự...