KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HỒ TIÊU
- Đặc điểm chung cây hồ tiêu:
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, rễ móc nên cần có trụ để cây bám rễ phụ. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút nước và phân bón. Hệ thống rễ bám mọc từ đốt thân để bám vào trụ, giúp cây hồ tiêu vươn lên và cũng có khả năng hút nước, phân bón tuy khả năng này yếu hơn so với rễ mọc trong đất.
Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp trung bình 220C -280C. Hồ tiêu yêu cầu lượng mưa cao từ 2000-3000mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mưa ở cuối giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa tập trung. Hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều vùng đất, nhưng đất thích hợp phải là đất tơi xốp, nhiều mùn, pH 5,5-7, thoát nước tốt. Mật độ trồng thích hợp nhất của hồ tiêu từ 2000-2500 trụ/ha, đất tốt nên trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn. Đất dốc cần bố trí hàng tiêu theo đường đồng mức để giảm bớt rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất.
2. Giống
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại ba dạng giống chủ yếu:
- Giống tiêu lá cỡ trung bình: nguồn gốc có thể từ giống Lada Belangtoeng, giống này có nguồn gốc từ Indonexia và di thực vào Việt Nam năm 1947. Từ đó, giống này có thể mang nhiều tên địa phương khác nhau: Nam Vang, Phú Quốc, Lộc Ninh, Vĩnh Linh và nhiều tên gọi khác. Giống có cỡ hạt lớn trung bình, chiều dài chùm quả trung bình 11cm.
- Giống tiêu sẻ:lá nhỏ, chùm quả ngắn, màu xanh của lá không đậm như giống tiêu Lada Belangtoeng, chiều dài chùm quả trung bình khoảng 8cm, hạt nhỏ hơn giống tiêu có cỡ lá trung bình. Giống có tên gọi theo địa phương như tiêu sẻ Lộc Ninh, tiêu sẻ Đất Đỏ, tiêu sẻ Mỡ.
- Tiêu trâu: lá lớn, chùm quả dài, hạt lớn nhưng năng suất không cao bằng hai giống tiêu lá trung bình và lá nhỏ.
- Tiêu Ấn Độ:Hiện nay giống này được ưa chuộng vì chùm quả dài, đóng hạt dày, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hai giống chủ lực là Panniyur và Karimunda.
- Kỹ thuật trồng:
3.1. Vườn ươm
Phương pháp thực hiện:
- Dọn sạch nền đất ở luống ươm.
- Kích thước luống rộng 1m, dài 8 – 10m.
- Túi làm bầu là bì PE có kích thước 10cm x 15cm (rộng x dài), đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu, phân bố thành 2 hàng và cách đáy bầu không quá 2cm.
Sử dụng lớp đất mặt 0 – 20cm, nhặt sạch rễ cây, đá sỏi hay các vật lạ khác. Đất lấy về được phơi khô dưới nắng to sau đó đập nhỏ.
Phân lân: super lân hoặc lân nung chảy
Bacte Phytop (sản phẩm của công ty TipTo Mã Lai)
Đất và phân cho vào bầu được tính theo tỷ lệ: 4 đất + 1 phân chuồng + 0,5% super lân (lân nung chảy) + 1% vôi bột + 0,3% Bacte Phytop. Lượng đất, phân ước tính cho 1ha vườn ươm (60.000 bầu) như sau:
- Đất: 28 – 30 tấn.
- Phân chuồng: 7 – 8 tấn.
- Super lân: 150 – 180 kg.
- Vôi: 350 – 360 kg.
- Bacte Phytop: 80 – 100 kg.
Phân chuồng, Super lân (lân nung chảy), Bacte phytop và Vôi được trộn đều theo tỷ lệ như trên, đem ủ một tuần. Sau đó, trộn đều đất với phân đã ủ, rồi cho vào bầu.
Bầu đất phải cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc, xếp vào luống.
Đóng các cọc nẹp dọc luống và giăng dây để giữ cho bầu thẳng đứng.
Bên trên phủ tấm màng đen che nắng để hạn chế ánh nắng trực xạ vào vườn ươm.
Phương thức nhân giống:
Chọn cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, không nhiễm sâu bệnh hại.
Hom giống:
- Cành tược (dây thân): tiêu trồng từ cành tược nhanh cho quả, thường năm thứ ba sau khi trồng, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài 15-20 năm, tỷ lệ hom sống đạt cao (khoảng 90%).
- Cành lươn: tiêu trồng từ cành lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từ năm thứ 4 sau khi trồng. Tuy vậy, tiêu sẽ ít bệnh, cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi.
Yêu cầu của hom tiêu
- Nếu dùng hom dây lươn: Phải có ít nhất 2-3 đốt, lấy từ các vườn tiêu 4 năm tuổi trở lên, dây phải là loại bánh tẻ (không quá non, không quá già). Dây làm hom phải xanh tốt, được lấy từ vườn không có dấu hiệu bệnh. Khi ươm hom phải cắt bỏ lá, hom tiêu cắt xong phải ươm ngay, nếu vận chuyển đi xa phải đặt trong thùng xốp, phun nước sương ướt đều.
- Nếu dùng hom dây ác: lấy từ các vườn tiêu 1 năm tuổi, dây phải là loại bánh tẻ, xanh tốt, có 4-6 đốt, đường kính hom ít nhất 4mm, có rễ bám ở các đốt hoặc ít nhất là 2 đốt phía dưới có rễ bám. Phần rễ bám này khi ươm vào bầu ươm sẽ phát triển thành rễ. Trên hom phải có ít nhất một cành quả, phần gốc hom cắt xéo cách mắt ở gốc 2cm
- Tưới nước: Ngay sau khi giâm xong, dùng bình phun sương phun nước ướt đẫm bầu ươm hom. Sau đó cách 2 – 3 ngày tưới một lần, không để bầu thiếu độ ẩm làm giảm tỉ lệ sống và phát triển của hom giống.
- Làm cỏ: Sau khi giâm một tháng, cỏ bắt đầu mọc nhiều nên lúc này chúng ta tiến hành làm cỏ. Ở giữa và xung quanh luống thí nghiệm thì nhổ cỏ cả gốc. Còn trên bầu, chỉ dùng tay ngắt nhẹ ngọn cỏ cho đứt để hạn chế khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của chúng và hom tiêu.
Trụ tiêu rất quan trọng đối với cây tiêu, tuổi thọ trung bình của tiêu là 20-25 năm, trong suốt thời gian này, nếu trụ tiêu bị hư hỏng, gẫy đổ. Cây tiêu có thể chết theo hoặc giảm năng suất đáng kể.
Các loại trụ tiêu phổ biến
- Trụ sống (trụ tiêu sống, cây trụ sống)
- Trụ tiêu bằng cây cọc gỗ
- Trụ tiêu bằng cọc bê tông
- Trụ tiêu xây bằng gạch
- Trụ tiêu tạm
Các loại trụ gạch, trụ bê tông, trụ cọc gỗ, trụ tạm thường được gọi chung là trụ chết.
Đặc điểm và hạn chế của từng loại trụ tiêu
1. Trụ tiêu sống
Nghĩa là cây dùng làm trụ là cây còn sống, cùng sinh trưởng và phát triển với cây tiêu. Trụ sống phải vững chắc, tán lá thoáng. Rễ ăn sâu để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
Trụ tiêu sống (Trụ sống)
Yêu cầu của cây trụ sống:
- Phải là loại cây sinh trưởng nhanh, ít phân cành, thân vững chắc
- Nên chọn cây có rễ cọc ăn sâu, vừa tránh được gẫy đổ vừa hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
- Lá thưa, sức sống mạnh, có thể phục hồi sau khi bị cắt tỉa mà không bị chết
- Vỏ cây sần sùi, không bị bong tróc để tiêu có thể đeo bám dễ dàng
- Ít sâu bệnh, không phải là trung gian hoặc có cùng loại sâu bệnh với tiêu
Một số giống cây thường được làm trụ sống: Cây keo dậu, Cây muồng đen, Cây lồng mức, Cây gòn…
Ưu điểm của trụ sống
- Tuổi thọ cao, có thể phục vụ suốt quãng đời của cây tiêu
- Sẵn có, dể tìm, chi phí đầu tư thấp
- Tạo bóng râm tự nhiên cho cây tiêu, nhất là thời gian đầu khi mới trồng tiêu
- Lá cây trụ sống khi rớt xuống phân hủy thành mùn, đồng thời phần nào giữ ẩm cho vườn tiêu trong mùa khô hạn
- Rễ cây trụ sống tạo độ tơi xốp cho đất, một số cây thuộc họ đậu như muồng đen còn góp phần cải tạo đất
Hạn chế của trụ sống
- Thời gian kiến tạo – quy hoạch vườn tiêu lâu hơn: Do tốn thêm thời gian để trụ đủ lớn cho tiêu leo (1-2 năm)
- Trụ sống cạnh tranh một phần dinh dưỡng với cây tiêu
- Thường xuyên phải tỉa cành hãm ngọn (1 năm 2 lần)
2. Trụ tiêu bằng cọc gỗ
Là loại trụ sử dụng thân cây đã hóa gỗ (cây đã chết và được cưa bỏ ngọn + gốc). Được chôn xuống đất đủ sâu, sau đó cho tiêu leo lên phần nổi trên mặt đất.
Trụ tiêu bằng cọc gỗ – cây gỗ
Yêu cầu của trụ tiêu bằng cọc gỗ:
- Phải là loại gỗ tốt, rắn chắc, chịu được mối mọt
- Cao từ 3-5m
- Đường kính trụ từ 15-20cm
- Thân thẳng đứng
Ưu điểm của trụ tiêu bằng cọc gỗ:
- Tiêu không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
- Có thể trồng với mật độ dày hơn giúp tăng năng suất tổng thể, nếu cùng một diện tích đất như nhau
- Hàng năm không phải cắt tỉa, tạo tán, hãm ngọn
- Có khả năng triển khai nhanh, không phải chờ đợi trụ đủ lớn như trụ sống
Hạn chế của trụ tiêu bằng cọc gỗ
- Thời gian tồn tại ngắn (10-15 năm) không đáp ứng đủ quãng đời của cây tiêu
- Quá trình thay thế trụ phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây tiêu
- Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn
- Làm gia tăng nguy cơ phá rừng (để cung cấp đủ trụ cho 1 hecta tiêu, cần phá 4-5 hecta rừng)
Một số loại gỗ thường dùng làm trụ tiêu: Cây viết, cây tràm, xoan rừng, kiền kiền, sỏi mật…
3. Trụ tiêu xây bằng gạch
Thường xây dạng tháp nhỏ dần về phía trên. Để gạch trần, không tô. Bên trong rỗng, có lỗ hổng trên phần vách trụ. Có thể sử dụng đá thay cho gạch nếu có điều kiện.
Trụ tiêu xây bằng gạch
Yêu cầu của trụ tiêu bằng gạch
- Hình trụ tròn hoặc vuông
- Chiều cao ít nhất 2,5m
- Đường kính đáy 1 – 1,2m
- Đường kính ngọn 0,6 – 0,7m
- Phần móng trụ sâu 0,5m
- Thân trụ rỗng bên trong, có các lỗ cách nhau 10cm
Ưu điểm của trụ gạch:
- Nguyên liệu xây trụ sẵn có ở địa phương
- Trụ có tuổi thọ cao, không cần thay trụ trong suốt vòng đời sinh trưởng của cây tiêu
- Hạn chế được nạn phá rừng lấy cọc làm trụ
- Trụ xây thường to, nên trồng được nhiều bầu hơn (8-10 bầu / trụ). Cho năng suất cao và ổn định ngay từ đầu
- Không cần chờ đợi trụ lớn như khi dùng trụ sống
Hạn chế của trụ tiêu bằng gạch:
- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao, có thể gấp đôi so với trụ cọc gỗ và trụ sống
- Các vật liệu xây trụ (gạch, đá, xi măng) hút nhiệt và thoát nước nhanh làm cho trụ nóng và khô (trong mùa nắng có thể lên đến 45 độ C). Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tiêu trong thời gian đầu
4. Trụ tiêu bằng cọc bê tông
Sử dụng cọc đúc bằng bê tông, có cốt thép để gia cố độ bền. Kích thước và hình dáng thường giống loại cọc thường dùng để dựng hàng rào lưới B40, nhưng cao hơn (khoảng 2,5 – 3m tính từ mặt đất).
Hình ảnh trụ tiêu bằng bê tông
Ưu điểm của trụ bằng cọc bê tông:
- Nguyên liệu đúc cọc sẵn có tại địa phương
- Trụ có tuổi thọ “vĩnh viễn”
- Mật độ trồng có thể lên đến 2000 trụ / ha
- Không tốn thời gian chờ đợi
- Không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
Hạn chế của trụ tiêu bằng cọc bê tông:
- Đầu tư tốn kém. Chi phí ban đầu cao
- Trụ có trọng lượng nặng nếu dựng quá cao sẽ dễ đổ ngã
- Cây triêu trồng trên trụ bê tông thường mau cỗi
- Trụ bê tông không thấm nước, mùa nắng nhiệt độ lên cao, không tốt cho quá trình sinh trưởng của cây tiêu
5. Làm trụ tạm cho cây tiêu
Thực chất đây không hẳn là một loại trụ, mà là một phương án làm trụ tiêu, phát huy được các ưu điểm của mỗi loại trụ. Cụ thể như sau:
Ngay khi trồng tiêu, ta tiến hành trồng trụ sống và trụ tạm đồng thời (trụ tạm có thể dùng bằng cọc bê tông hoặc cọc gỗ, chiều cao khoảng 2 – 2,5m). Khi tiêu bắt đầu phát triển ta cho tiêu leo lên trụ tạm. Sau một thời gian trụ sống đủ lớn (đường kính cây khoảng 10cm) ta chuyển dần dây tiêu qua trụ sống. Có thể tiếp tục sử dụng trụ tạm hoặc loại bỏ tùy theo vật liệu làm trụ tạm.
Trồng tiêu trên cây trụ tạm
Như vậy về lâu dài, cây tiêu sẽ sinh trưởng và phát triển trên trụ sống, nhưng không phải mất thời gian chờ đợt trụ sống đủ lớn, mà có thể xuống giống tiêu đồng thời với trụ sống. Với những loại trụ sống phát triển nhanh như cây gòn. Tán cây có thể tận dụng để che mát cho tiêu trong thời gian đầu.
* Kỹ thuật trồng tiêu:
- Thời vụ trồng tiêu:
Thời vụ trồng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng. Đông Nam Bộ tháng 6-8; Duyên Hải Miền Trung tháng 9-10; Tây Nguyên tháng 5-8. - Chọn đất trồng tiêu, làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng:
- Đất trồng tiêu cần tơi xốp, dễ thoát nước, không úng nước vào mùa mưa, độ dày tầng đất canh tác tối thiểu 70cm, pH của đất khoảng 5,5-7,0 là thích hợp cho cây tiêu.
- Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cần bón vôi trước khi bừa lần cuối, lượng bón 1,5 – 2,0/ ha.
- Kích thước hố thường 30x40x40cm hoặc 40x40x40cm, mỗi hố bón 7-10kg phân chuồng hoai + 300-500g phân supe lân hoặc lân nung chảy + 300-400g vôi bột, trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố khoảng 20cm. Nên tiến hành đào hố và trộn phân lấp hố trước khi trồng ít nhất 10-15 ngày. Vườn tiêu trên vùng đất có độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí hố theo hình nanh sấu.
- Thiết kế hệ thống tiêu nước và trồng trụ tiêu cùng lúc, khoảng 10-15m đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước.
- Đặt hom và buộc dây:
Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý: - Xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu sau đó lấp đất và nén chặt gốc.
Hom đặt riêng 30-450 hướng về phía trụ tiêu, nên đặt hom (bầu) vào hướng Đông. - Số hom (hoặc bầu) trên một trụ: 2 hom/trụ cho trụ sống hoặc trụ bê tông và 5-7 hom/trụ cho bồn gạch xây.
Sau khi dây tiêu đã phát triển vươn tới trụ nên dùng các loại dây mềm (dây nylon) để buộc dây tiêu vào cây trụ, buộc vào vị trí ở gần đốt của dây tiêu để rễ dễ bám bào trụ, sau khi rễ đã bám chặt vào trụ cần cắt bỏ dây buộc.
- Tỉa cành, tạo tán cây trụ sống và cây tiêu trong thời kỳ kinh doanh:
Khi cây trụ sống đã lớn, tán trụ giao tán cần rong tỉa bớt cành lá để tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗi năm rong tỉa vài lần vào mùa mưa.
Sau khi thu hoạch tiêu, đến mùa mưa cần tỉa bớt những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc tiêu và cành tược mọc ngoài khung thân chính, việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm hoa trong vụ tiếp theo.
Ở một số vườn tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏ những hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung.
4. Phân bón:
– Nhu cầu dinh dưỡng của hồ tiêu:
Với năng suất 2 tấn/ha, hàng năm cây hồ tiêu lấy đi từ đất 70kg đạm (N) + 16kg Lân (P2O5) + 42kg Kali (K2O) + 18kg Magiê (MgO) + 67kg Canxi (CaO). Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, với mật độ 1750 nọc/ha, mỗi năm hồ tiêu lấy đi từ đất khoảng 250kg N + 35kg P2O5 + 205kg K2O + 45kg CaO + 20kg MgO (De Waard, 1965). Ở những cây đầy đủ dinh dưỡng, hàm lượng trong lá hồ tiêu thường dao động trong khoảng 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO, luôn cao hơn so với các cây trồng khác.
Điều này chứng tỏ hồ tiêu hút và tích luỹ nhiều dinh dưỡng hơn so với một số cây trống khác. Hồ tiêu có nhu cầu đạm và kali là cao nhất sau tới lân, canxi, magiê và các vi lượng khác. Hiện tại, nhiều vườn hồ tiêu ở nước ta do địa hình cao, dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ lại được tưới nước thường xuyên nên dinh dưỡng bị rửa trôi nhiều. Các hàng tiêu phía rìa vườn, nhất là gần đường thoát nước thường có biểu hiện thiếu kali và magiê rất rõ.
QUY TRÌNH BÓN PHÂN
Phân bón cho hồ tiêu phải đảm bảo đủ các hàm lượng các chất dinh dưỡng N,P,K, các nguyên tố trung vi lượng, để cho cây phát triển tốt, cân đối và cho năng suất cao. Cách tốt nhất để cho hồ tiêu phát triển bền vững là: “Nên bón theo hướng phát triển bền vững, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học kết hợp với phân bón vô cơ theo từng thời điểm”
a/ Thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Bón lót:
15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg Lân nung chảy (super lân) + 0,3 kg vôi bột + 0,3kg Bacte 555. Bón vào mỗi hố trụ rồi xới xáo đều trong đất, phủ lên lớp đất mặt mỏng rồi tưới nước ướt đẫm. Sau đó, để khoảng 10 – 15 ngày rồi đem đặt bầu giống vào hố trồng.
- Tưới thúc:
Hòa tan 30-50g NPK Bacte 68 , tưới 2-3 lần, cách nhau 15 – 20 ngày/lần nhằm giúp hồ tiêu ra rễ mạnh, phát cành khỏe.
- Bón thúc:
- Năm 1: Bacte 55: 0,5 kg/trụ + Bacte 68 0,3 kg/trụ. Chia làm 2 lần bón cho mỗi trụ vào giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Trong quá trình chăm sóc cần ngâm hòa tan 30 – 50gr Bacte 68 cho một lần tưới cho mỗi trụ.
- Năm 2: Bón làm 4 lần: đầu mưa, giữa mưa, cuối mưa và giai đoạn mùa khô.
- Đầu mưa: 0,3 kg vôi bột + 0,3 kg Lân nung chảy + 0,2 kg Bacte 555 cho mỗi trụ tiêu.
- Giữa mùa mưa: 0,2kg Bacte 555 cho mỗi trụ tiêu
- Cuối mùa mưa: 0,2kg Bacte 555 cho mỗi trụ tiêu
- Mùa khô: Ngâm hòa tan Bacte 68 tưới cho mỗi trụ tiêu.
- Năm 3: Bón tương tự năm 2, có thể tăng thêm lượng Bacte 555, Bacte 68 cho hồ tiêu phát triển tốt, ngăn ngừa bệnh tật, để chuẩn bị cho hồ tiêu vào thời kỳ kinh doanh cho năng suất cao.
Phun kèm phân bón qua lá Bacte 02; Bacte 03; Bacte magie bo trong quá trình phát triển của cây
Thời kỳ kinh doanh:
Được chia làm 3 lần bón: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Tùy theo sự phát triển của hồ tiêu và năng suất mà nhà vườn nên điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp theo từng năm. Lượng bón cho từng giai đoạn như sau:
- Đầu mùa mưa: Dọn vệ sinh sach bồn quanh trụ tiêu, bón vào mỗi trụ tiêu lượng phân: 20kg phân chuồng (phân rác hoai mục) + 0,5kg vôi bột + 0,5kg lân nung chảy (super lân). Sau đó, sau vài cơn mưa cành đã lò cựa gà nhà vườn bón theo công thức sau:
0,4 – 0,6kg Bacte 555/ trụ. Rãi đều quanh trụ ngoài tán cành.
- Giữa mùa mưa:
0,4 – 0,6kg Bacte 555 + 0,1kg Bacte 68. Cho mỗi trụ rãi đều quanh gốc
- Cuối mùa mưa:
0,4-0,5kg Bacte 50Hc + 0,1- 0,2kg Bacte 68. Cho mỗi trụ rãi đều quanh gốc
Trong quá trình cây trồng sinh trưởng phát triển nên phun kèm phân bón qua lá Bacte 01; Bacte 02; Bacte 03; Bacte magie Bo để hồ tiêu trái bóng đẹp, năng suất cao.
- Lưu ý:
- Trong quá trình cây trồng sinh trưởng phát triển nên phun, tưới Chế phẩm sinh học Bacte Cisa để phòng ngữa tuyến trùng, nấm bệnh,…
- Pha 500 Ml chế phẩm sinh học Bacte Cisa với 800 lít nước phun ướt đều lá, tưới gốc quang vùng rễ, hoặc dùng cần sục để đưa dung dịch vào sâu phân rể, lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
- Để đạt hiệu quả cao nên phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Để hiệu quả nhanh, tưới ẩm đất trước khi tưới hế phẩm.
Có tác dụng ngăn ngừa hữu hiệu sự phát triển của các loại nấm Phytophthora; Fusarium; Rhizoctonia… Tác nhân gây nên các bệnh chết nhanh, chết chậm trên Hồ tiêu, làm thiệt hại rất lớn về kinh tế cho nhà vườn.