Nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ, héo cây, héo vàng khô củ

Tên khoa học: Fusarium sp.

Tên tiếng Anh: Fusarium wilt

Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium sp., bao gồm: Fusarium Oxysporum, Fusarium orthoceras Appel…

Quy luật phát sinh gây hại của bệnh héo rũ chết vàng:

– Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Ruộng đất cát, chua (pH 4-5), thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

– Đất trầm thủy, úng nước trong mùa mưa. Đất trồng độc canh cây bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng chích hút rễ cây.

– Bệnh có thể xâm nhập vào củ thông qua vết thương xây xát khi thu hoạch và gây thối khô củ trong quá trình bảo quản

Triệu chứng bệnh héo rũ, chết vàng trên cây trồng:

Đính bào tử của nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia) và đại đính bào tử (macro-conidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước.

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá và héo cây, ngoài ra nấm còn tiết độc chất hại cây.

Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành, các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần.

Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.

Triệu chứng bệnh héo rũ chết vàng trên cây cà chua Fusarium Oxysporum

Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.

Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.

Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum. Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.

Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.

Triệu chứng bệnh héo rũ, chết vàng, thối khô củ trên cây khoai tây Fusarium Oxysporum

 

– Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, làm cây héo rũ chết vàng, bệnh phá hại các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng nặng nhất là vào cuối giai đoạn sinh trưởng.

– Phần giáp vết bệnh có màu nâu hay màu xám nham nhở. Thân giáp mặt đất thường khô tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới không rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng mịn, phớt hồng.

– Bệnh hại ở củ làm cho củ bị thối, mầm bị thui chết, cây con bị bệnh không lớn được, dị hình và khô héo.

– Bệnh xuất hiện trên bề mặt củ, lúc đầu có mầu nâu hoặc xám, hơi lõm xuống, sau lan dần ra thành các vòng đồng tâm. Thịt củ bị thối ở bên trong trở nên xốp và có màu xám tro hay phớt hồng. Củ giống khoai tây dần dần trở nên khô và cứng không có khả năng mọc thành cây.

Triệu chứng bệnh héo rũ trên cây đậu tương (Fusarium orthoceras Appel và Wr., F. oxysporum f. sp. glycines)

Đính bào tử của nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia) và đại đính bào tử (macro-conidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước.

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá và héo cây, ngòai ra nấm còn tiết độc chất hại cây.

Bệnh xuất hiện ở cây con đậu tương (đậu nành) và cả cây trưởng thành, các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần.

Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.

Triệu chứng bệnh héo rũ chết vàng trên cây ớt

Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên. Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện một vài cành trên cây hay cả cây, cây bị nhiễm bệnh các lá bị vàng, héo sau đó cây chết, cắt ngang thân cây bị bệnh các tế bào thường hóa nâu.

Thời gian phát bệnh: Bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước. Điều kiện nhiệt độ từ 18 – 34oC, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.

Triệu chứng bệnh héo cây, héo rũ, chết vàng trên cây họ bầu, bí, dưa

Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này.

Triệu chứng bệnh héo rũ, chết vàng trên cây vừng (mè)

Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy là cây sinh trưởng kém, các lá già phía dưới biến vàng, sau đó lần lượt đến các lá phía trên, gốc cây có vết nâu đen, bổ dọc thân cây thấy mạch dẫn gần gốc bị hoá nâu. Khi cây bị bệnh nặng, toàn cây héo vàng và khô chết. Nấm bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30 – 35oC. Sợi nấm và bào tử tồn tại trên tàn dư cây bệnh và hạt giống lan truyền sang vụ sau.

Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ, chết vàng, thối củ trên cây trồng:

Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ chết vàng trên cây cà chua

– Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun thuốc có gốc metalaxyl, macozeb, fosetyl – aluminium.

Dùng chế phẩm sinh học BACTE CISA phun phòng bệnh đầu mùa mưa, diệt các tác nhân gây bệnh hoặc phun điều  trị khi cây đang bị bệnh. Biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ, chết vàng, thối củ trên cây cà chua.

 

Chế phẩm sinh học BACTE CISA

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Chọn củ giống sạch bệnh. Củ giống cần phải lựa chọn ở ngoài ruộng và cần được bảo quản riêng.

+ Thu hoạch đúng lúc. Khi thu hoạch cần thu và để riêng những cây bị héo rũ để sử dụng trước.

+ Luân canh triệt để từ 3-4 năm trên các ruộng bị bệnh nặng với các cây trồng khác họ.

+ Không tưới nước quá ẩm.

+ Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước, đánh rảnh thoát nước.

+ Bón vôi bột để nâng pH đất trên đất chua.

+ Bón phân hữu cơ hoai mục

+ Dùng chế phẩm sinh học Bacte Cinsan phun phòng bệnh  đầu mùa mưa, diệt các tác nhân gây bệnh hoặc phun  điều  trị khi cây đang bị bênh.

– Biện pháp hóa học:

Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Ningnanmycin (Niclosat 2SL); Trichoderma viride(Biobus 1.00 WP); Phòng ngừa tuyến trùng hại rễ (tạo “cửa ngõ” cho nấm tấn công) bằng cách tưới định kỳ chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus & EM HLC đặc trị tuyến trùng từ giai đoạn cây con đến giai đoạn thu hoạch để giúp phòng trừ các bệnh thối rễ, thối gốc, héo xanh, héo vàng,….

Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ trên cây đậu tương

– Vun gốc cây con được vững chắc, tránh gây thương tích cho gốc thân và rễ trong lúc chăm sóc. Tránh trồng đậu tương (đậu nành) nơi đất bị úng nước.

– Ngăn ngừa tuyến trùng trong đất.

– Phun thuốc Phòng trị bệnh bệnh như Copper B, TOPAN 70WP.

Biện pháp phòng trị bệnh héo rũ chết vàng trên cây ớt:

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Luân canh cây trồng khác họ. Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.

+ Sử dụng giống kháng. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút

+ Bón vôi trước khi trồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.

+ Tránh tạo vết thương cho cây.

+ Nhổ bỏ cây bị bệnh.

– Biện pháp sinh học:

– Dùng chế phẩm sinh học BACTE CISA phun phòng bệnh  đầu mùa mưa, diệt các tác nhân gây bệnh hoặc phun  điều trị khi cây đang bị bệnh.

– Biện pháp hóa học:

Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ, chết vàng, thối củ trên cây họ dưa, bầu, bí

– Lên líp cao, làm đất thông thoáng.

– Bón thêm phân chuồng, tro trấu đã ủ hoai mục- Nhổ cây bệnh tiêu hủy.

– Tránh trồng dưa leo và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.

– Dùng chế phẩm sinh học BACTE CISA phun phòng bệnh  đầu mùa mưa, diệt các tác nhân gây bệnh hoặc phun  điều trị khi cây đang bị bệnh.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ, chết vàng, thối củ trên cây vừng (mè)

+ Vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ các cây bị bệnh.

+ Để hạn chế bệnh, có thể xử lý hạt giống bằng CuSO4 hoặc Copper –Zinc nồng độ 2‰.

+ Khi bệnh chớm phát có thể phun Copper-B, Kocide, COC 85, tuy nhiên hiệu quả của việc phun thuốc trừ bệnh không cao.

– Dùng chế phẩm sinh học BACTE CISA phun phòng bệnh  đầu mùa mưa, diệt các tác nhân gây bệnh hoặc phun  điều  trị khi cây đang bị bênh.

Nguồn tham khảo: camnangcaytrong.com.

 

 

Tin nổi bật

Tin liên quan

23 Th8

Vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu

Tên khoa học: Meloidogyne incognita; Fusarium solani Đặc điểm nhận dạng bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm trên hồ tiêu (bênh tiêu vàng lá, tiêu tuyến trùng) – Cây tiêu chậm lớn. – Cành, lá thưa thớt dần. – Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước. – Rụng...

26 Th7

Kỹ thuật xử lý dứt điểm nấm PHYTOPHTHORA gây hại trên cây sầu riêng

Những bệnh trên cây sầu riêng do loại nấm Phytophthora gây ra thường là bệnh thối rễ, bệnh xì mủ và chảy nhựa, bệnh nứt thân… Để khắc phục những bệnh hại đáng sợ này bà con cần nắm rõ những kiến thức và các triệu chứng biểu hiện của bệnh này giai đoạn vừa mới...

26 Th7

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Hồ Tiêu

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HỒ TIÊU Đặc điểm chung cây hồ tiêu: Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, rễ móc nên cần có trụ để cây bám rễ phụ. Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút nước và...